Skip to main content

Posts

Showing posts from January, 2011

Dọn dẹp

Chiều 25 Tết, Đã dọn dẹp văn phòng xong, lau dọn sạch sẽ và thơm tho Dọn dẹp bàn, vứt đi kha khá giấy lộn và những thứ không còn dùng đến nữa. Khá là lười biếng trong việc dọn dẹp nhưng mỗi lần dọn là mỗi lần quyết tâm vứt, nhiều thứ bỏ thì thương vương thì tội nhưng thôi, vứt thẳng tay không thèm quay đầu nhìn lại ngó thêm phát nữa. Tổng kết lại một năm thấy mình chưa làm được gì nhiều, cũng chả có gì để kể trong khi cái chưa làm được thì nhiều không kể xiết. Học hành chưa đâu vào đâu, luận văn viết chưa xong, quả này quyết tâm Tết tu luyện cho xong thì thôi. Tiền bạc cũng không tới nỗi nghèo khó nhưng cũng chả dư dả gì, chả tiết kiệm được bao nhiêu Công việc thì năm nay chả khác năm trước là bao. Đã nguẩy mông với 2 chỗ, hy vọng năm sau sẽ thuận lợi. Cầu trời cho con nhờ. Năm nay chắc chỉ có đời sống tình cảm là lộn xộn nhiều thăng trầm biến động, từ tình yêu tới tình bạn tới các mối quan hệ. Chuyện xấu chẳng nói, điều tốt là năm nay đã quen thêm được nhiều bạn mới, nhiều mối...

Pháp trị - Tác giả: Lê Giang

Mở đầu Lịch sử xã hội phương Đông cho thấy: ít triều đại nào có thể thịnh trị lâu dài nếu không biết kết hợp hài hòa Đức trị và Pháp trị, nhưng xét về mặt tư tuởng, nguời ta thường thấy có sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng trị quốc này. Ở Trung Quốc, trong thời kỳ phong kiến, Nho gia với Đức trị thường được coi là “chính đạo trị quốc” (từ đời Đuờng, Tống trở đi) còn chủ trương Pháp trị của Pháp gia thường bị coi là “phản đạo”. Tuy nhiên, sau thời thịnh nhất của tư tuởng Pháp gia (nhà Tần), mặc dù luôn bị che giấu dưới bề ngoài Nho giáo, trên thực tế, Pháp trị của Pháp gia vẫn là lý thuyết của nền quân chủ Trung Hoa, được các triều đại sau ít nhiều sử dụng. Ở Việt Nam, mặc dù Nho giáo phát triển cực thịnh dưới thời Lê sơ, tuy nhiên đường lối trị nước được các vua Lê Thái Tông và Thánh Tông lựa chọn lại là Pháp trị. Đặc biệt, duới thời Lê Thánh Tông, với việc theo đuổi đường lối Pháp trị trong trị quốc (trọng pháp) và phát huy Nho học đến đỉnh cao (tôn nho), Nhà nước phong kiến Đại V...