Skip to main content

Posts

Showing posts from November, 2010

For bigheadfather

Cơm gà và nâu đá... là thực đơn nhi nhi nha nha trưa nay của bạn Gà và bạn Thỏ (dù thiếu bạn Mèo và bạn Sài nhưng ko hề kém phần hớn hở và hỉ hả). Trong lúc 2 con giời buôn chuyện trên trời dưới bể trên gác 2 cafe Đinh, trong làn khói thuốc mờ mịt và âm thanh bản Reasons - Hoobastank, chợt nhận ra nà dã 5 năm rồi. 5 năm kể từ cái ngày mình bước vào quán cafe Trịnh, ở một bàn góc cửa là một anh  ... già trong cái áo vest da màu đen, tóc xù rẽ ngôi giữa, quần kaki và đi giầy da đen (Gà ơi, con nghĩ là cả đời lày sẽ ko quên cái hình ảnh đóa của sư phụ :))). Được cái bây h anh già đấy vẫn già như ngày ấy, ý là ko bị già đi thêm còn trẻ ra thì quả là cũng có phần điêu toa, không bị xấu thêm mấy phần và có phần hớn kể từ ngày lấy vợ. Sư phụ có cái tên dễ xương là Đầu to nhưng sao ngày ấy con chả thấy đầu sư phụ to gì cả, cho tới ngày "đội mũ bảo hiểm là bắt buộc với ngườ...

Tương lai quyền lực Mỹ

Tác giả:  JOSEPH NYE Tương lai của quyền lực Mỹ đang là chủ đề tranh luận sôi động. Nhiều nhà quan sát coi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là sự khởi đầu của “buổi xế chiều” Mỹ. Hội đồng Tình báo quốc gia dự báo vào năm 2025, “Mỹ sẽ vẫn là siêu cường bá chủ thế giới, nhưng sự chế ngự của Mỹ sẽ giảm nhiều so với trước”. Thế kỷ 21 đã bắt đầu với một sự phân phối rất không đồng đầu các nguồn tạo ra quyền lực. Chỉ với 5% dân số thế giới, Mỹ chiếm khoảng ¼ sản lượng kinh tế thế giới, gần một nửa chi phí quân sự toàn cầu, và có các nguồn quyền lực mềm về văn hóa và giáo dục lớn nhất thế giới. Tất cả điều này đến nay vẫn đúng, nhưng tương lai của quyền lực Mỹ đang là chủ đề tranh luận sôi động. Nhiều nhà quan sát coi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là sự khởi đầu của "buổi xế chiều" Mỹ. Hội đồng Tình báo quốc gia dự báo vào năm 2025, "Mỹ sẽ vẫn là siêu cường bá chủ thế giới, nhưng sự chế ngự của Mỹ sẽ giảm nhiều so với trước". Quyền l...

Sống với nước lớn láng giềng: nhịn nhục hay đối đầu?

Tác giả:  NGUYỄN VŨ TÙNG Đối với nước nhỏ, quan hệ với nước lớn chung biên giới luôn là một mối quan hệ khó khăn. [1]  Các khó khăn này có những nguồn gốc từ (i) sự chênh lệch rõ rệt về tầm vóc - vốn là kết quả của cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài liên quan tới các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, chính trị, ngoại giao... dẫn đến (ii) quan niệm về bản sắc nước lớn - nước nhỏ và từ đó đưa ra những đặc thù về hành vi nước lớn - nước nhỏ, theo đó nước lớn thường có tâm lý "đại quốc" và do vậy có hành vi coi thường, chèn ép "tiểu quốc". Trong tất cả các cặp quan hệ nước lớn - nước nhỏ, có hai yếu tố song hành tạo nên sự khó khăn trong quan hệ nước lớn - nước nhỏ: Sự vượt trội về tầm vóc của một nước thường đi cùng với tâm lý và hành vi nước lớn của nước đó so với các nước khác. Nga (cũng như Liên Xô trước kia), Mỹ, Nhật, Trung Quốc luôn thường trực tâm lý mình là nước lớn và từ đó có hành vi nước lớn thể hiện qua cách xác định lợi ích và cách thứ...