Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:
1. Đông Bắc Á
2. Đông Nam Á
3. Nam Á
4. Trung Á
5. Bắc Á
1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á
Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chịu ảnh hưởng sâu sắc từvăn hoá Trung Hoa, vì vậy một sốhọc giả coi đây là những nền văn hoá “vệtinh” của văn hoá Trung Hoa. Văn hoá Việt Nam một phần cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa.
Khu vực văn hoá Đông Bắc Á có thểphân nhỏthành các vùng văn hoá như sau:
1.1 Vùng lưu vực sông Hoàng Hà
Lưu vực sông Hoàng Hà (tức sông vàng) là trung tâm của văn minh Trung Hoa. Sông Hoàng Hà có nguồn nước do tuyết tan bắt đầu từvùng núi Côn Lôn phía bắc tỉnh Thanh Hải - Tây Tạng, chạy dài 5.460 km qua 9 tỉnh [Trịnh Huy Hoá, 2001, 17], đổ vào Bột Hải, tạo ra một vùng châu thổrộng lớn lên tới 740.00 km2. Đây là con sông nhiều phù sa nhất thế giới, mỗi năm mang theo 12 tỷtấn phù sa. Vì dòng chảy của sông này đi qua vùng bình nguyên đất vàng, nên nó cuốn theo một khối lượng khổng lồ đất phù sa, đất sỏi vàng (do đó có tên sông vàng).
Khí hậu khô, lạnh của vùng này rất thuận lợi cho việc trồng các loại cao lương, ngũ cốc. Khu vực này được bao bọc bởi cao nguyên ởphía tây, thảo nguyên và sa mạc Gôbi ởphía bắc, nên cũng thuận lợi cho sự phát triển du mục.
Do ít tiếp xúc với biển (chỉ khoảng 700 km bờ biển, trong khi chiều rộng nội địa lên tới 5000 km), khí hậu khu vực này mang tính lục địa rõ rệt. Vềmùa đông, trời rất lạnh bởi những đợt gió tràn xuống từvùng Sibir. Việc trồng cấy một phần nhờ lượng nước mưa (trung bình hàng năm khoảng 600 mm), một phần nhờ nước do băng tan.
Với điều kiện sống như trên, văn hoá khu vực lưu vực sông Hoàng Hà có một số đặc điểm chính nhưsau:
- Sản xuất: Kinh tếnông nghiệp khô là chủ đạo, ngoài ra còn có du mục và thương nghiệp. Thuỷ lợi phát triển. - Văn hoá vật chất phục vụ đời sống: Ăn bánh bao, cháo kê, thịt cừu, thịt dê; Mặc đồ dệt bằng tơ gai, lụa; Ở nhà hầm đào dưới đất; Đi xe.
- Văn hoá tâm linh: Nho giáo phát triển mạnh và chi phối toàn bộ đời sống tâm linh; Phật giáo Thiền và Đạo giáo có ảnh hưởng sâu rộng; Tin vào định mệnh, sùng đạo Thần Tiên.
- Văn hoá đạo đức: Trọng lễnghĩa, tuổi tác, trọng chức tước, học thức.
1.2 Vùng lưu vực sông Dương Tử (Trường Giang, Hoa Nam, Lưỡng Hồ)
Con sông dài nhất Trung Quốc (và dài thứba thếgiới) này dài tới 6.300 km (vì vậy còn có tên là Trường Giang – tức sông dài) [Trịnh Huy Hoá, 2001, 16]. Dương Tử bắt nguồn từmiền Tây tỉnh Thanh Hải, chạy vòng xuống Tây Tạng, Côn Minh, Tứ Xuyên rồi ngược lên hồ Động Đình, qua Giang Tô, Thượng Hải và đổra biển. Đây là khu vực của sông, hồ, với lượng mưa lớn. Hồ Động Đình rộng tới 3.000 km2. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.000 mm. Toàn bộlưu vực sông Dương Tửrộng tới 1.800.000 km2. Khí hậu ấm áp, khác hẳn vùng Hoàng Hà. Khu vực này, vì vậy, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Một nửa sản lượng lương thực của Trung Quốc được gieo trồng trên vùng đồng bằng sông Dương Tử, đặc biệt là gạo. Tuy nhiên, đây cũng là vùng có nhiều bão, lũ. Sông Dương Tửchia Trung Quốc ra thành hai miền: miền Bắc và miền Nam. Từthời cổ đại, các tộc người phi Hán đã định cư ở đây. Người Bách Việt sống ở bờnam sông Dương Tử. Đến thời Xuân Thu, vùng này bịnước Sởchiếm giữ. Năm 223, Sở bị Tần thôn tính. Từ đây diễn ra quá trình Hán hoá rất mạnh. Tất nhiên, văn hoá Hán cũng tiếp thu nhiều yếu tố văn hoá phương Nam.
Văn hoá vùng lưu vực sông Dương Tửcó những đặc điểm chính như sau:
- Sản xuất: Trồng lúa nước là chủ đạo.
- Văn hoá vật chất: Thức ăn tổng hợp, thuỷsản có vai trò quan trọng trong bữa ăn; mặc nhẹ, mát; nhà làm bằng tre, nứa.
- Văn hoá tâm linh: Tục thờcúng tổtiên, sùng bái tựnhiên; đạo Giáo phổ biến.
- Văn hoá ứng xử, quy phạm đạo đức: Coi trọng quan hệcộng đồng, huyết thống; thích nếp sống giản dị.
Hai con sông lớn Hoàng Hà và Dương Tử, nhưtrên đã nói, tạo ra cảmột khu vực đồng bằng rộng lớn Hoa Bắc và Hoa Trung do đó cưdân sống ởkhu vực này, ngoài những đặc điểm văn hoá mang bản sắc riêng ởtừng lưu vực con sông, vẫn có những đặc điểm chung nhất định do nghềnông quy định. Do vậy sự phân chia thành hai vùng văn hoá như trên cũng chỉcó tính tương đối mà thôi.
1.3 Quần đảo Nhật Bản
Cùng với 4 đảo lớn là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và gần 4000 hòn đảo lớn nhỏkhác bao quanh, Nhật Bản là quốc gia “toàn đảo”. Bờbiển của Nhật Bản có chiều dài tới 29.000 km. Núi rừng chiếm khoảng 72% lãnh thổ. Các triền núi đều khá dốc do đó việc canh tác nông nghiệp rất khó khăn. Núi lửa nhiều: khoảng 200, trong đó 67 ngọn vẫn “sống”. Sông ít, nhỏ, ngắn, nghèo phù sa. Đồng bằng nhỏ, hẹp, chủyếu do nham thạch của núi lửa tạo ra. Đất canh tác chỉvào khoảng 2,5 triệu hecta. Những điều kiện địa lí nhưtrên buộc người Nhật phải hướng cuộc sống ra phía biển, do đó nghề hàng hải và đánh bắt cá phát triển.
Khí hậu của Nhật Bản rất khác biệt: ở phía bắc, vùng Hokkaido và vùng núi tây bắc đảo Honshu vềmùa đông lạnh nhưSibir, ởphía nam, vùng đảo Kyushu thì lại có khí hậu nhiệt đới, vì vậy là vùng đất tràn trềánh nắng. Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng về thiên tai: động đất, núi lửa, lụt lội, sóng thần, bão gió, v.v. Điều kiện tựnhiên như vậy rõ ràng có ảnh hưởng không tốt đến sựphát triển nông nghiệp.
Đối với Nhật Bản, biển đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính biển đã xoá đi sự cô lập với thếgiới bên ngoài của Nhật Bản. Sựphát triển của hàng hải, đặc biệt là hệ thống cảng biển, đã làm cho Nhật Bản vươn xa ra thếgiới bên ngoài, trong đó có cả sự du nhập những yếu tốvăn hoá - văn minh từcác khu vực khác nhau của thế giới.
Do địa hình chủyếu là thung lũng (khoảng 300), bịchia cắt thành nhiều vùng núi lửa nên quần đảo Nhật Bản tạo ra nhiều tiểu vùng văn hoá địa phương. Các tiểu vùng đó là: Đông hải đạo (đồng bằng Kanto), Tây hải đạo (đảo Kyushu), Nam hải đạo (đảo Shinkoku và các đảo phía nam), Bắc hải đạo (đảo Hokkaido), Bắc lục đạo (vùng núi phía bắc, chủ ếu là hai tỉnh Nigata và Kanazawa) và Kinki (vùng đồng bằng Kansai).
Những đặc điểm chung nhất vềvăn hoá của Nhật Bản có thểkể đến là như sau:
- Sản xuất: Trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, đánh bắt cá.
- Văn hoá vật chất:
+ Ăn cơm với cá và các loại hải sản khác. Ăn đũa.
+ Mặc đồ ấm, chắc, bền.
+ Ởnhà sàn nhưnhiều quốc gia Đông Nam Á.
+ Đi lại bằng tàu, thuyền rất phổbiến.
- Văn hoá tâm linh: Thần đạo (Shinto) rất thịnh hành.
- Văn hoá ứng xửvà quy phạm đạo đức:
+ Trọng chữtín
+ Tính kỉ luật cao
+ Tiết kiệm, cần cù, nhẫn nại; có ý thức rõ rệt vềbổn phận và nghĩa vụ; chu
đáo, tỉ mỉ, cẩn thận;
+ Vừa giữ gìn tính khép kín cộng đồng (do hoàn cảnh sống biệt lập với thếgiới lục địa) vừa muốn tìm hiểu, học tập cái hay, cái tốt của người khác (do hướng ngoại nhờ biển).
1.4 Bán đảo Korea (Triều Tiên, Hàn)
Bán đảo Korea có 3 mặt giáp biển: Phía tây là biển Hoàng Hải (biển vàng), phía nam là eo Cao Ly, phía đông là biển Nhật Bản. Dọc theo bờ biển ởphía tây và phía nam có khoảng 3000 hòn đảo. Tổng diện tích bán đảo vào khoảng 210.500 km2.
.
Địa hình Korea là địa hình núi. Núi chạy suốt sườn đông từbắc xuống nam, núi ngăn cách Korea với Trung Quốc. Có hai ngọn núi nổi tiếng là Kumgang (nghĩa là kim cương) và Sorak (nghĩa là tuyết bao phủ). Ở phía bắc có cao nguyên Kaema (với độ cao trung bình 990 m). Ngoài núi, phần lãnh thổ còn lại chủ yếu là các vùng đất thấp, bao gồm các bình nguyên ven biển và các thung lũng bám dọc theo sông. Tuyệt đại đa sốcác sông của Korea đều ngắn, nước chảy xiết và đều đổra Hoàng Hải. Hai sông dài nhất là Yalu và Tumen đều bắt nguồn từ đỉnh núi Paektu ở phía bắc. Sông Yalu dài 800 km đổra vịnh Cao Ly ở phía tây. Sông Tumen đổra biển Nhật Bản ở phía đông. ỞNam Korea (Hàn Quốc), sông dài nhất là Naktong, dài 530 km. Ngoài ra còn có sông Hàn, sông Kum là những con sông cung cấp lượng nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp của Hàn Quốc.
Korea có 4 mùa. Khí hậu đặc trưng là Đông Á gió mùa, nóng và ẩm ướt vào mùa hạ, lạnh và khô hanh vào mùa đông. Mùa hạ, lượng mưa chiếm tới 70% lượng mưa cả năm. Lượng mưa hàng năm ởmiền Bắc thường thấp hơn ởmiền Nam: miền Bắc lượng mưa vào khoảng 600 mm – 1000 mm, trong khi ởmiền Nam là 1000 mm – 1200 mm.
Mùa đông miền Bắc lạnh hơn miền Nam. Ởmiền Bắc nhiệt độ thấp nhất có thể xuống đến –10 độ C.
Lịch sửcổ đại Korea gắn liền với nhà nước Choson mà những người tiền sử của nó có thể thuộc vềnhóm ngôn ngữAltai từSibir, Mãn Châu và Mông Cổdi cư đến. Họ là những thợsăn, ngưdân, nông dân theo tín ngưỡng Shaman (đa thần giáo). Và tại đây đã diễn ra sựcộng cưvới cưdân bản địa đểhình thành nên dân tộc Hàn ngày nay. Trên những nét chung nhất, văn hoá Korea có những đặc điểm sau:
- Sản xuất: Trồng lúa nước, lúa mì, lúa mạch và các loại rau đậu; chăn nuôi gia súc; đánh bắt cá.
- Văn hoá vật chất: Ăn cơm với cá và rau dưa (kim chi), thích gia vị, ăn đũa; ở nhà một tầng hình chữL, chữU hoặc chữnhật, làm bằng đất sét và gỗ, mái tranh; mặc ấm.
- Đạo đức, lối sống: Theo đạo Khổng nên hoà hiếu, tôn trong quan hệ thứ bậc trong cưxử, hiếu kính cha mẹ, trung thành với bạn bè.
- Tính cách: Thẳng thắn, bộc trực.
- Văn hoá tâm linh: Shaman giáo (thờcúng các thần linh của thiên nhiên); nhiều người theo đạo Phật, đạo Lão.
Ngoài 4 vùng văn hoá nêu trên, ở khu vực Đông Bắc Á còn có một vùng văn hoá nữa thuộc đồng bằng sông Hắc Long Giang (Mãn Châu). Vùng văn hoá này vừa mang những đặc trưng của văn hoá Trung Hoa vừa mang những đặc trưng của văn hoá Bắc Á mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở dưới.
2. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Đông Nam Á ngày nay bao gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Myanmar (Miến Điện), Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei, Philippines và Đông Timor. Tuy nhiên xét về văn hoá truyền thống, phạm vi của nền văn hoá này rộng hơn lãnh thổ11 nước hiện nay. Khu vực văn hoá Đông Nam Á về phía tây đến bang Assam của Ấn Độ, vềphía bắc lên đến phía nam bờ Dương Tử, vềphía đông đến quần đảo Philippines và vềphía nam đến các đảo cực nam của Indonesia. Do ở cạnh hai nền văn hoá - văn minh lớn của nhân loại là văn hoá - văn minh Trung Quốc và văn hoá - văn minh Ấn Độ nên Đông Nam Á đã tiếp thu nhiều yếu tốvăn hoá từhai nền văn hoá - văn minh này.
Đặc điểm nổi bật nhất của Đông Nam Á về điều kiện tựnhiên là tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Đông Nam Á là nơi có độ ẩm cao nhất thế giới. Khí hậu biển cũng là một đặc điểm tựnhiên quan trọng. Đường bờbiển dài là nguyên nhân gây ra mưa nhiều và khiến cho lượng hơi nước luôn luôn dư thừa trên đất liền. Có thể nói, biển và gió mùa, khí hậu nóng và ẩm đã biến Đông Nam Á thành thiên đường của thế giới thực vật. Với lượng mưa lớn từ1500 đến 3000 mm / năm (có nơi đến 4000 mm), lượng bức xạ mặt trời cao trên 100 kcal/m2/năm, độ ẩm tới mức trên 80% và nhiệt độ trung bình lên tới 20 độ C đến 27 độ C, Đông Nam Á đã tạo ra những cánh rừng nhiệt đới bao la với đủ các loại thảo mộc quý hiếm và có giá trịkinh tếcao, đặc biệt là các loại cây gia vị và hương liệu. Cũng nhờ điều kiện tự nhiên nêu trên mà Đông Nam Á đã trở thành khu vực được mệnh danh là quê hương của cây lúa nước – cây lương thực số một của nhân
loại.
Ở Đông Nam Á có sự đối lập khá rõ giữa khu vực lục địa (bán đảo Trung Ấn) với khu vực hải đảo. Khu vực lục địa, ngoài địa hình núi còn có những đồng bằng phù sa màu mỡnổi tiếng như đồng bằng châu thổ sông Hồng (Việt Nam), đồng bằng sông Mêkông (Cămpuchia, Việt Nam, …), đồng bằng sông Menam (Thái lan), đồng bằng sông Irawadi, Salusen (Myanmar). So với khu vực lục địa, đồng bằng ở hải đảo thường nhỏhẹp. Tuy nhiên, so với khu vực lục địa, rừng ởcác nước hải đảo lại có phần trù phú hơn. Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây là một nguồn lợi lớn về kinh tế, trước hết là về mặt giao thông vận tải. Các sông lớn có giá trịkinh tếcao phần lớn đều nằm ở bán đảo Trung Ấn: sông Mêkông (dài 4500 km, đoạn chảy vào khu vực Đông Nam Á dài 2600 km), sông Hồng, sông Saluen (3200 km), sông Irawadi (2150 km), sông Menam (1200 km). Các sông ởkhu vực hải đảo thường ngắn, dốc và có giá trị thuỷ điện cao. Nhìn chung, các sông ở Đông Nam Á nhiều nước, dòng chảy trên mặt có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, tạo nên các vùng châu thổ rộng lớn, màu mỡ. Trữ năng thuỷ điện của các con sông ởvùng này cũng thật đáng kể: Indonesia 20 triệu kw, Việt Nam 20 triệu kw, Lào 12,4 triệu kw, Thái lan 8 triệu kw. Bên cạnh những mặt thuận lợi, Đông Nam Á cũng thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, trởngại không nhỏdo thiên nhiên gây ra. Đó là nạn động đất, núi lửa, bão gió, lụt lội, hạn hán, sâu bệnh, v.v. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể, thiên nhiên Đông Nam Á khá thuận lợi cho cuộc sống của con người, nhất là cho cuộc sống của con người trong buổi đầu lịch sửnhân loại. Có thểnói khu vực này có thếmạnh tự nhiên cho sự phát triển nông nghiệp.
Những đặc điểm văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á có thể kể đến là:
- Sản xuất: Trồng lúa nước, đánh bắt cá, trồng một sốcây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, v.v.).
- Văn hoá vật chất:
+ Ăn cơm với rau, cá và các sản phẩm đồng quê nhưcua, ốc, hến, … , các loại gia vị, hương liệu. Thức ăn tươi sống. Nhiều vùng ăn bốc.
+ Mặc thoáng, mát.
+ Ở nhà sàn.
+ Đi lại bằng thuyền.
- Văn hoá tâm linh: Sùng bái tựnhiên, thờcúng tổtiên. Hồi giáo, Phật giáo, Hinđu giáo, Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều người.
- Đạo đức, lối sống: Văn hoá nông nghiệp nên trọng tình hơn lí, trọng quan hệ thân tộc, quan hệcộng đồng; trọng tuổi tác, kinh nghiệm. Chế độmẫu hệra đời sớm và tồn tại lâu dài.
3. KHU VỰC NAM Á
Khu vực Nam Á nằm ởphía nam dãy Himalaya. Khu vực này được ngăn cách bởi biển Arập ởphía tây, vịnh Belgan ởphía đông và Ấn ĐộDương ởphía nam. Thuộc về Nam Á có 6 quốc gia: Srilanka, Ấn Độ, Pakistan, Nepan, Banglades và Butan. Dãy núi Himalaya với độcao hơn 8000 m (trong đó đỉnh Êvơret cao nhất thếgiới lên tới 8848 m), chiều rộng 300 km, chiều dài 2414 km chắn ởphía bắc đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu của 3 nước là Nepan, Butan, Banglades và một phần Ấn Độ. Vùng đồng bằng Ấn – Hằng được tạo nên bởi sông Ấn (Hindus) và sông Hằng (Gangga) là phần lãnh thổbao trùm phần lớn diện tích của Pakistan, và một phần diện tích của Ấn Độvà Banlades. Hai con sông này đều bắt nguồn từdãy Himalaya nhưng sông Ấn (Hindus) chạy vềphía tây dọc theo lãnh thổPakistan, đổra biển Arập còn sông Hằng (Gangga) thì chạy từtây sang đông, qua Ấn Độ và Banglades rồi đổra vịnh Belgan. Sông Ấn với chiều dài khoảng 2900 km đã tạo ra cảmột vùng đồng bằng rộng lớn cho Pakistan còn sông Hằng với chiều dài 3090 km thì tạo nên hàng triệu hecta đồng bằng cho Ấn Độvà Banglades. Đồng bằng Ấn – Hằng trởthành cái nôi của một nền văn hoá - văn minh cổxưa và rực rỡ ởchâu Á.
Phía nam bán đảo Ấn Độlà vùng cao nguyên Dekkan được ngăn cách bởi các dãy núi bao bọc xung quanh: dãy Vindhyavà dãy Satpura ởphía bắc, ngăn cách với vùng đồng bằng Ấn – Hằng, dãy Gat Tây ngăn cách với biển Arập và dãy Gat Đông ngăn cách với vịnh Belgan. Do bịvây kín như vậy nên khí hậu vùng cao nguyên Dekkan khá khắc nghiệt, đất đai thì khô cằn, sản xuất kém phát triển.
Khu vực Nam Á có những đặc trưng văn hoá chủ yếu dưới đây.
- Sản xuất: Trồng lúa nước là chủ đạo. Ngoài ra còn trồng lúa khô và phát triển kinh tếdu mục. Thuỷlợi giữvai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
- Văn hoá vật chất:
+ Thức ăn chính là cơm song nhiều vùng thiếu lương thực. Ăn bốc ở nhiều vùng.
+ Đi lại: Nhờ sông Ấn và sông Hằng cùng với các nhánh dày đặc của nó mà thuyền bè Ấn Độ đã đi lại, buôn bán với nhiều nơi trên thếgiới.
- Văn hoá ứng xử, đạo đức: Chế độ đẳng cấp nặng nề, trọng sựphục tùng, cam chịu.
- Văn hoá tâm linh: Quê hương của Phật giáo, Hinđu giáo.
4. KHU VỰC TRUNG Á
Từ đông sang tây, khu vực Trung Á có điểm đầu là khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc và điểm cuối là biển Kaspi.
Đặc điểm tựnhiên nổi bật của khu vực này là có nhiều hoang mạc (như hoang mạc Karakuma, hoang mạc Takla Makah, …) và hầu nhưkhông có biển (trừ bờ biển Kaspi của Tuyêcmenistan). Đây là khu vực có nhiều núi cao: Pamir ởtây bắc cao trung bình 4000 m, Himalaya ởphía nam cao trên 8000 m, v.v. Đây cũng là khu vực có nhiều thung lũng và thảo nguyên rộng tới triệu hecta, rất thuận lợi cho chăn nuôi phát triển.
Xét về vị trí địa lí, khu vực Trung Á được phân thành 3 vùng:
- Vùng phía nam: Ngăn cách với Nam Á bởi dãy Himalaya. Phía đông tính từcao nguyên Tây Tạng (Tibet), phía tây giới hạn đến vịnh Pecxich qua Apganistan. Con đường đông – tây này đã được cưdân Arập sửdụng đi lại buôn bán khi chưa mở được đường biển.
-Vùng phía tây gồm Tuyêcmenistan, Uzebekistan và một phần Kazaktan. Nhờ có biển Kaspi, Aral và hai con sông Syr Daria, Amour Daria điều tiết mà vùng này khí hậu ôn hoà hơn, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp.
- Khu vực khép kín còn lại (phần lớn là những nước cộng hoà thuộc vùng Trung Á của Liên Xô cũ), bao gồm cảhoang mạc rộng lớn Karakuma ởTuyêcmenistan (rộng tới 350.000 km2).
Nói chung khí hậu khu vực Trung Á thuộc loại khô. Lượng mưa trung bình hàng năm chỉvào khoảng 200 mm. Nhiệt độrất chênh lệch: chênh lệch giữa mùa đông và mùa hè (có nơi mùa hè lên tới 48 độ C nhưng mùa đông lại xuống tới –63 độ C như vùng Tadjikistan), chênh lệch giữa vùng này với vùng khác, thậm chí ngay trong một ngày (ở Tuyêcmenistan và Kazaktan, vào mùa hè, nhiệt độtrong cùng một ngày ởthung lũng là
30 độ C thì ở vùng núi là 5 độ C). Có những đỉnh núi tuyết phủ quanh năm. Tuyệt đại đa sốcưdân Trung Á phát triển kinh tếdu mục, lấy chăn nuôi gia súc làm nghềsản xuất chủyếu. Đời sống kinh tếthấp kém làm cho xã hội phát triển chậm. Đây là khu vực văn minh nhà nước ra đời muộn, còn lưu giữ đậm nét các yếu tố văn hoá của chế độ thị tộc, bộ lạc.
Những đặc điểm văn hoá đáng chú ý là:
- Sản xuất: Kinh tếdu mục, chăn nuôi các loại gia súc nhưcừu, ngựa; trồng bông lấy sợi.
- Văn hoá vật chất:
+ Ăn thịt, uống sữa; làm bánh từcác loại ngũcốc.
+ Mặc ấm: quần áo làm từbông, da thú, lông thú.
+ Đời sống du mục nên ởlều di động, nay đây mai đó.
- Văn hoá ứng xử, đạo đức: Coi trọng sức mạnh, tổchức quân sựkỉ luật, chặt chẽ; đềcao và tuân phục thủ lĩnh.
- Văn hoá tâm linh: Theo tín ngưỡng đa thần, Hồi giáo có sức mạnh to lớn.
5. KHU VỰC BẮC Á
Đây là khu vực rộng lớn, nằm ởphía bắc châu Á, chạy dài theo chiều đông – tây từbiển Ôkhốt đến dãy núi Uran (ởKazakstan). Địa hình khu vực Bắc Á đan xen giữa thảo nguyên, rừng già với các sông lớn (nhưObi, Ienisei), hồlớn (Baikal) và sa mạc (Gobi). Khí hậu khu vực Bắc Á quá khắc nghiệt: khô và rất lạnh. Vùng Sibir có khi lạnh xuống mức –70 độ C. Khí hậu ở đây lạnh đến mức các hồnước phần lớn thời gian trong
năm đều đóng băng. Nước ít lạnh nhưMông Cổvềmùa đông nhiệt độ cũng có thể xuống mức –30 độ C. Điều kiện tựnhiên như trên làm cho khu vực này đất rộng nhưng bị bỏ hoang nhiều. Tài nguyên thiên nhiên giàu vềtiềm năng nhưng chưa được khai thác. Cuộc sống của cưdân ở đây chủyếu là du mục, do vậy kinh tếkém phát triển, quá trình hình thành xã hội văn minh đến muộn.
Văn hoá khu vực này được đặc trưng bằng những yếu tốchủ yếu dưới đây.
- Sản xuất: Du mục, chăn nuôi cừu, ngựa, lạc đà.
- Văn hoá vật chất: Ăn thịt, uống sữa; mặc ấm, quần áo chủyếu bằng da thú dày, nhiều lông; ởlều di động, đốt lửa; đi lại bằng lạc đà, ngựa; dùng cung tên rất giỏi.
- Văn hoá ứng xử, đạo đức: Coi trọng sức mạnh quân sự, suy tôn và tuân thủ nhất luật theo thủ lĩnh.
- Văn hoá tâm linh: Rất sùng bái tựnhiên; Hồi giáo, Phật giáo du nhập từ ngoài vào và được cải biến, có ảnh hưởng đáng kểtrong đời sống xã hội.
6. KHU VỰC TÂY Á - BẮC PHI
Tây Á - Bắc Phi (hay Trung Đông – Bắc Phi), nhưtên gọi của nó đã chỉ ra, thuộc về hai châu lục nên điều kiện tựnhiên khá đa dạng cảvề địa hình, khí hậu lẫn môi trường sinh thái. Khu vực này bao hàm các quốc gia ởbán đảo Arập (Arập xêut, Yêmen, Oman, …), lưu vực Lưỡng Hà, bờtây vịnh Pecxich (Irắc, Côoet, bán đảo Arabi, Tây Iran), Tiền Á (các nước ởphía đông Địa Trung Hải như Siri, Libăng, Gioocđani, ixraen), bán đảo Tiểu Á (ThổNhĩKì - nước nay thuộc châu Âu nhưng văn hoá truyền thống phương Đông), các nước thuộc đông – bắc Phi (Ai cập, Xu đăng) và các nước thuộc khu vực phía bắc sa mạc Sahara (Libi, Algiêri, Tuynizi, …). Cũng có thểxếp vào khu vực này cả những nước nhưArmeni, Azerbaizan, v.v.
Đặc điểm nổi bật nhất về điều kiện tựnhiên của khu vực này là có nhiều sa mạc rộng lớn: Sahara, Arập, Libi, Rub Alkhali, v.v. Diện tích sa mạc chiếm tới 70%, có nơi lên đến 90% (Ai Cập) tổng diện tích tự nhiên khu vực.
Địa hình khu vực Tây Á - Bắc Phi có sự đối lập rõ rệt giữa núi cao và lòng chảo. Có những ngọn núi cao nhưSaint Catherin (cao tới 2637 m) lại có các vùng sa mạc mênh mông nhưLibi, thậm chí có nơi thấp hơn cảmặt nước biển nhưlòng chảo Kattara. Nhìn chung khí hậu khu vực này nóng nực, khô khan, rất ít mưa. Lượng mưa ởnơi cao nhất cũng chỉvào khoảng 200 mm (đồng bằng Địa Trung Hải), nơi thấp nhất 25 mm (Cairo). Tuy nhiên, “bù” lại, khu vực này có 3 con sông lớn rất có giá trị mà nguồn nước có được chủyếu do băng tan, đó là sông Nin dài 6.500 km ởbắc Phi, sông Tigrơ và sông Ơphơrat ởTây Á. Chính các con sông này, như đã nói ởtrên, là mảnh đất tạo ra nền văn hoá - văn minh cổ đại nổi tiếng ởphương Đông: Ai Cập – Lưỡng Hà. Và những gì mà các con sông này mang lại đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sựphát triển nông nghiệp và cây công nghiệp. Tuy nhiên, khi nước sông dâng cao thì lụt lội xảy ra là điều khó tránh khỏi. Vùng này, vì vậy, khi là “đống cát bụi”, khi là “một biển nước” và khi là “một vườn hoa” như người ta thường nói.
Khí hậu khu vực Tây Á - Bắc Phi cũng rất đối nghịch. Ởvùng Tây Á, nhiệt độ ban ngày và ban đêm rất chênh lệch: ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh (có nơi 46 độ C ban ngày nhưng 6 độ C ban đêm). Nhiệt độvùng sa mạc có thể xuống dưới 0 độ C).
Những điều vừa trình bày trên đây về điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Á - Bắc Phi cho thấy sựphân bốrất không đồng đều vềkhông gian sinh thái giữa các vùng. Bởi vậy, đối với những vùng được hưởng các nguồn lợi của tựnhiên (như đồng bằng các con sông lớn), cưdân quan niệm đó là sựban phát của đấng tối cao, của trời đất, do đó luôn mang trong mình sựngưỡng mộvà lòng cảm tạ. Trái lại, đối với những vùng khí hậu và địa lí khắc nghiệt hoặc với những khi xảy ra thiên tai khốc liệt thì cưdân lại mang tâm lí sợhãi và coi đó là sựtrừng phạt của đấng tối cao. Nói khác đi, trong tâm thức của cưdân khu vực này, mọi thứ đều do Trời định. Bổn phận của người dân là tuân theo ý Trời. Xét vềmặt vịtrí địa lí, Tây Á - Bắc Phi là đầu mối giao lưu quốc tếcó ý nghĩa chiến lược vềnhiều mặt: Biển Arập nối thông sang Ấn ĐộDương và toàn bộchâu Á; biển Kaspi giữvai trò là cầu nối Đông Âu – Trung Á; Địa Trung Hải là cửa ngõ vào châu Âu; Hồng Hải (biển Đỏ), vịnh Ađen không chỉ đơn thuần là đường giao lưu nội bộ mà còn trởthành đường hàng hải quốc tếnhờkênh đào Sue nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, v.v. Vịtrí địa lí nhưvậy đã tạo cho cưdân ở đây cuộc sống “tung hoành bốn phương” từ rất sớm. Vì vậy buôn bán là nghề truyền thống của họ. Công việc này có tính chất “xuyên lục địa” và mang tầm quốc tế. Đặc biệt từ khi Hồi giáo ra đời và phát triển thì việc phối hợp giữa buôn bán và truyền bá đạo Hồi đã làm cho “bước chân” của các nhà buôn – Muslim càng vươn xa hơn. Khác với một số khu vực khác ởchâu Á, ởTây Á - Bắc Phi, chế độ mẫu hệ không tồn tại dai dẳng nếu không nói là bịxoá mất từrất sớm. Từxa xưa, người đàn ông đã nắm giữvai trò chủchốt trong gia đình và xã hội. Trước đàn ông, phụnữchỉbiết cúi đầu phục tùng. Sau này, khi đạo Hồi phát triển thì địa vịcủa người đàn ông lại càng được đề cao hơn nữa. Như đã phân tích ở phần trên, khi nông nghiệp phát triển, xã hội sớm phân hoá thành giai cấp thì nhà nước sớm ra đời. Nhà nước Ai Cập – Lưỡng Hà cũng nằm trong xu
thếchung ấy. Tuy nhiên, ở khu vực Tây Á - Bắc Phi, tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nhân lực trởthành vấn đềnóng bỏng. Do vậy trong lịch sửphát triển của các bộ lạc và các tiểu vùng ởkhu vực này, những cuộc chiến tranh giành đất đai và cướp bóc gia súc, nô lệxảy ra rất sớm và liên miên. Bởi thế, so với các khu vực khác ởphương Đông thì xã hội chiếm hữu nô lệ ởkhu vực này tương đối điển hình. Dưới đây là những đặc điểm văn hoá chủyếu của khu vực.
- Sản xuất:
+ Nông nghiệp phát triển ở lưu vực các con sông lớn.
+ Chăn nuôi phát triển rộng khắp ởcác vùng.
+ Thương mại phát triển kéo theo sựra đời sớm các đô thị.
- Văn hoá vật chất phục vụ đời sống:
+ Bánh làm bằng bột mì, bột ngô rất phổbiến.
+ Mặc kín: Trùm đầu và mặt (vừa do khí hậu khắc nghiệt vừa do những quy định ngặt nghèo của đạo Hồi).
+ Vận chuyển, đi lại bằng lạc đà là chính (phù hợp với địa hình sa mạc vì con vật này có sức chịu đựng dẻo dai, có khảnăng chịu được nóng bức và chịu được khát). Một số nơi gần sông thì dùng thuyền.
- Văn hoá ứng xử, đạo đức:
+ Trọng nam. Vợbịcoi là tài sản riêng của chồng.
+ Bậc dưới tuyệt đối tuân thủvà phục tùng bậc trên.
+ Đềcao sựtrung thành (thậm chí đến mức mù quáng), thù ghét sựphản bội.
+ Trung thực, căm ghét sựlừa dối.
- Văn hoá tâm linh:
+ Sùng bái thần linh, nhất luật tin ởý Trời.
+ Có niềm tin đến mức cuồng tín vào tôn giáo.
+ Đây là nơi phát sinh các tôn giáo lớn của thế giới: Kito giáo ởPalextin, Hồi giáo ở Mecca. Ngày nay nơi đây vẫn là khu vực nóng bỏng nhất của Hồi giáo.
GS. TS. Mai Ngọc Chừ
Khoa Đông phương học - ĐHKHXH&NV
penviam-no Jason Harris https://wakelet.com/wake/_hm_FdsD4cUWqGyGgWwfY
ReplyDeletemendelevo
fiecaimens-su_Little Rock Izadine Singh https://www.harmonee.info/profile/barrysfreyahfreyah/profile
ReplyDeletemamipicthu
0rianiaZsimp_ri Corey Pickell SolidWorks
ReplyDeleteLink
ScreenHunter Pro
viarigsejee
Yviephosur-za_Billings Donald Robinson there
ReplyDeleteuneninel