Skip to main content

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà


Thể chế chính trị cộng hoà
Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây.
2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống

Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là:

- Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra.
- Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành viên chính phủ do Tổng thống cử ra và chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Chính phủ Tổng thống không chịu trách nhiệm trước Quốc hội (Nghị viện và Quốc hội đều là những từ Hán việt có nghĩa tương đương), tuy nhiên Tổng thống cũng không có quyền giải tán Quốc hội.
- Trong thể chế này, quyền hành pháp có phần lấn át quyền lập pháp và quyền tư pháp. Nhưng như ở Mỹ, do thi hành chế độ lưỡng viện cân bằng và Quốc hội không bị giải tán bởi Tổng thống, nên Quốc hội có thực quyền và trở thành đối trọng, kiềm chế Tổng thống. Còn ở thẻ chế chính trị Liên bang Nga, Tổng thống có quyền giải tán Duma, mặc dù Duma cho dân bầu ra, có quyền lớn hơn Hội đồng Liên bang (Thượng viện).
- Thể chế cộng hoà tổng thống, mà điển hình là Mỹ, thường duy trì chế độ hai đảng thay nhau nắm quyền, song chế độ đảng phái thiếu kỷ luật và gắn bó, nội bộ ít thống nhất. Trên thực tế ở Mỹ, tổ chức và hoạt động và hai đảng giống như hai tổ chức bầu cử.
2.2 Thể chế cộng hoà đại nghị
Tiêu biểu cho thể chế chính trị này là Đức, Áo, Italia... Nó có những đặc trưng cơ bản sau:
- Quyền lực nhà nước tập trung vào Nghị viện, cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra.
- Nghị viện có quyền thành lập Chính phủ, bầu Tổng thống, đồng thời có thể bãi nhiễm Chính phủ, Tổng Thống và cơ quan tư pháp. Tổng thống, Chính phủ hoạt động và chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
- Ở Cộng hoà Liên bang Đức, bộ máy nhà nước được tổ chức theo cơ chế "mềm", hai cơ quan lập pháp và hành pháp phụ thuộc vào nhau và thường xuyên phải thương lượng với nhau. Thể chế chính trị này cũng duy trì chế độ lưỡng viện, song Hạ viện do dân trực tiếp bầu ra, nên có vai trò chi phối, còn Thượng viện do Chính phủ các bang bầu ra nên có vai trò hạn chế. Do duy trì chế độ đa đảng, nên đảng nào nắm Hạ viện thì đảng đó trở thành đảng cầm quyền, song trên thực tế, ở Đức luôn duy trì chế độ "hai đảng rưỡi" - hai đảng mạnh thay nhau nắm quyền nhưng không thể chiếm đa số trong Hạ viện để thành lập Chính phủ nên phải liên minh với một đảng khác.
2.3 Thể chế cộng hoà lưỡng tính (hỗn hợp)
Thể chế cộng hoà lưỡng tính vừa mang tính chất của thể chế cộng hoà tổng thống vừamang tính chất của thể chế cộng hoà đại nghị. Tiêu biểu cho loại hình này là Pháp, Phần Lan với đặc trưng là:
- Tổng thống và Nghị viện đều do nhân dân bầu ra. Tổng thống toàn quyền hành pháp, có quyền giải tán Nghị viện. Nhưng Nghị viện có quyền can thiệp vào quá trình thành lập Chính phủ, buộc Tổng thống phải bổ nhiệm lãnh tụ của đảng đại đa số trong Nghị viện làm Thủ tướng, nghĩa là Tổng thống phải chia sẻ quyền lực với Nghị viện.
- Quyền lực tập trung vào Tổng thống, nguyên thủ quốc gia. Tổng thống chi phối mọi hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi liên minh đảng cửa Tổng thống chiếm đa số trong Hạ viện thì quyền lực của Tổng thống gần như tuyệt đối. Khi phe đối lập chiếm đa số trong Hạ viện thì quyền lực của Tổng thống bị hạn chế.
2.4 Thể chế cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Ở các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà xô-viết (xô viết có nghĩa là hội đồng) - cộng hoà xã hội chủ nghĩa. Mô hình thẻ thế này ở các nước khác nhau có tên gọi khác nhau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (Việt Nam), Cộng hoà dân chủ nhân dân (Lào, Triều Tiên), Cộng hoà nhân dân (Trung Hoa), Cộng hoà (Cuba). Với loại thể chế chính trị này, quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Giống như thể chế chính trị cộng hoà đại nghị, trong thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, quyền lực tối cao thuộc về Quốc hội. Quốc hội có quyền thành lập Chính phủ, bầu Chủ tịch nước, các cơ quan tư pháp, Hội đồng quân sự trung ương, như tuyên bố chiến tranh, hay hoà bình; có quyền giám sát tối cao việc thi hành pháp luật.
Chính phủ là cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm trước Quốc hội, thực thi vai trò quản lý hành chính và bảo đảm sự thống nhất từ trung ương tới địa phương.
Khác với các thể chế cộng hoà khác, trong hệ thống tư pháp của thể chế chính trị cộng hoà xã hội chủ nghĩa có hẹ thống cơ quan Viện kiểm sát.
Trong thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa có thể có chế độ đa đảng, song trên thực tế vẫn duy trì chế độ một đảng (Đảng Cộng sản) lãnh đạo.

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...