Skip to main content

Cambodia du hành ký Sihanouk Ville (phần 3)

Phần 1: Sài Gòn - Phnom Penh
Phần 2: Phnom Penh - Siem Reap
Sáng hôm sau, khi chúng tôi bừng tỉnh trong giấc mộng cũng là ánh sáng chói chang đã chiếu thẳng qua tấm cửa kính to đùng của phòng khách sạn. Sáng nay... chẳng biết làm gì. Nghe nói Tonle Sap mùa này đã cạn nước vừa xấu vừa... mùi, chúng tôi lại không mấy mặn mà với các xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ hay đồ thêu tay nên sau khi ăn đẫy bụng buffet buổi sáng chúng tôi lại lò dò lên phòng để hưởng thụ dịch vụ của khách sạn 4 sao (há há).
Pha một ly trà miễn phí, đặt trên bậu cửa sổ, chúng tôi ngồi nhin xuống phố. Đây là khu trung tâm của Siem Reap nhưng ban ngày không mấy nhộn nhịn, người đi lại cũng thưa thớt. Người dân cũng không có cái vẻ vội vã, gấp gáp như ở nhà. Loanh quanh tới trưa, trả phòng và chờ tới giờ bay, chúng tôi lang thang vào một siêu thị gần khách sạn và ăn mỳ tôm. Chúng tôi tự hỏi hình thức siêu thị hay ho như thế này, có chỗ ngồi cho khách, wifi free hoàn toàn, bạn muốn ngồi bao lâu làm gì thì tuỳ, sao lại không xuất hiện ở Việt Nam nhỉ? (toàn thấy trong film Hàn Quốc).
Siem Reap cũng õng ẹo như Sài Gòn, một lát lại đổ mưa xối xả, có mấy ngày ở đây mà chẳng ngày nào không gặp mưa. Bắt chuyến xe tuk tuk (sau mới biết là chuyến cuối cùng ở Cam) ra sân bay cách trung tâm khoảng 20p, tới sân bay mà tôi cứ ngỡ như ở Resort vậy, vừa vắng vẻ, lại vừa nhiều cây xanh, khung cảnh thật là xinh đẹp. Sân bay xinh đẹp bao nhiêu thì chiếc máy bay lại thiếu xinh đẹp bấy nhiêu. Mặc dù với tiêu chí siêu tiết kiệm nhưng chúng tôi vẫn quyết định đi chuyến bay này với giá chẳng rẻ gì cả, hơn $100/người từ  Siem Reap về Sihanouk Ville của Cambodia Airlines, mà không phải ngày nào cũng có chuyến; để tiết kiệm 12h lắc lư trên xe bus đến mệt. Chiếc ATR 72 phành phạch trong khoảng hơn 1h đáp xuống sân bay ở Sihanouk. Sân bay ở đây quả tình là có hơi xấu và nhem nhuốc, thêm vào nữa là chẳng ai chịu tìm hiểu về sân bay để biết rằng chúng tôi sẽ mất thêm $6/người để đi xe bus từ sân bay vào trung tâm, ngoài ra chẳng có phương tiện nào khác (trừ khi bạn đặt tour riêng có xe đón tận nơi). Bù lại, nhân viên lại khá vui vẻ và cởi mở, tôi được chỉ tận nơi bên xe của Sorya mà chúng tôi phải bắt về Phnom Penh vào ngày hôm sau nữa, và thậm chí nhân viên khách sạn chúng tôi ở cũng sẵn lòng gọi điện để hẹn đón giúp tôi.
Từ bến xe vê khách sạn chúng tôi chỉ đi bộ khoảng 10 phút, khách sạn sát biển nhưng chất lượng thì ngang ngửa... Sầm Sơn, quả tình là rơi từ ksan 4 sao ở Siem Reap xuống thì cũng có đôi phần hẫng hụt. Sihanouk đón chúng tôi bằng một thời tiết ko thể tệ hơn. Trời xầm xì và đổ mưa lúc nhỏ lúc to. Cũng may, từ khách sạn đi ra phía biển chỉ độ 5 phút. Dọc bờ biển là hàng loạt các quán bar-res nối nhau san sát, hướng mặt ra phía bờ biển, ấn tượng nhất là ghế cho khách to đùng, có thể cuộn người vào nằm thoải mái. Chúng tôi chọn bừa 1 quán có vẻ đông đúc và gọi đồ ăn. Trong lòng tôi quả thật lúc ấy dấy lên sự chán chút xíu bởi ở đây hơi chán và có phần tối tăm, ko sôi động như chúng tôi nghĩ. Nhưng bù lại ăn uống ở đây siêu rẻ, ngon và tươi. Tới tận bây h tôi vẫn còn nhớ nguyên mùi vị của con mực nướng BBQ to đoành và thơm phức. Ăn uống no say, chúng tôi đi dọc bờ biển và vô tình gặp 1 quán bar trong phố, rất đông vui, toàn Tây, chơi nhạc tưng bừng. Chẳng ngại ngần chúng tôi nhập cuộc và được hưởng một không khí vui tươi nhộn nhịp và thoải mái với những bản nhạc chưa được nghe bao giờ của những người khách phương xa. 
Điều tệ cuối cùng trong ngày đó là theo dự kiến hôm sau chúng tôi sẽ đi ra đảo chơi 1 ngày, chỗ bán tour thì nơi nào cũng có $20 bao gồm ăn sáng (bánh cake), ăn trưa (buffet khá ít món và tương đối đói nếu bơi lội nhiều), các hoạt động ngắm san hô và 1 ngày chơi tại đảo. Điều cản trở duy nhất là những người ở khách sạn nói với tôi rằng, với thời tiết này, mưa mấy ngày hôm nay rồi nên không chắc ngày mai có ra đảo được hay không. Ôi trời ơi, phải làm gì ở cái chốn này thêm một ngày nữa. Tôi trôi vào giấc ngủ với một ít buồn phiền...
Nhưng trời quả là chiều lòng người, 6h sáng, trời nắng vàng rực rỡ và ngay lập tức chúng tôi book tour đi ra đảo Koh Rong Samloem (nghe nói là đảo Koh Rong thì to hơn, nhưng lại không có nhiều hoạt động nên chúng tôi chọn phương án này). Quả là một chuyến đi tuyệt vời, được tắm nắng trên boong tàu, được nhảy cầu lần đầu tiên với cảm giác siêu mới lạ và pha chút sợ hãi, được thả mình trôi trên mặt biển vắng người và trong vắt, được phơi mình trên bãi biển cát trắng mịn rồi sau đó được thưởng thức một ly cocktail vị chanh mát lạnh do một anh người Mỹ đến đây 3 tháng và chưa có ý định về pha cho. Dù da có đen cháy và mệt nhoài nhưng quả thật là một dấu ấn đậm nét của chuyến đi. 
Bình yên

Trở về khách sạn tắm giặt, chúng tôi lại lang thang dọc bờ biển. Tối nay quả là một sự lột xác, các quán tràn ra bờ biển kê bàn ghế, thắp điện sáng trưng dọc cả một dãy, khách du lịch không tiếc tiền mua những quả pháo bông làm rực sáng cả một bãi biển trong nhiều giờ liền. Hải sản thì quá ngon không có gì phải bàn cãi (thèm quá đi). Sihanouk thật là tuyệt!
Sáng tinh mơ hôm sau, chúng tôi vội vã dậy để bắt chuyến xe về Phnom Penh và được nhà xe đón tận cửa khách sạn (siêu dịch vụ). Ngật ngưỡng trở lại Phnom Penh vào 12 rưỡi, chúng tôi khá lo lắng vì phải bắt tàu cao tốc về Châu Đốc lúc 1h30 và may mắn vẫn đến kịp giờ. Nhanh nhảu, chúng tôi còn vào ngay nhà hàng bên sông chỗ bến tàu làm cấp tốc 3 đĩa mỳ chống đói. Ăn vội vàng, gấp gáp làm tôi cảm thấy tiếc nuối vì không kịp hưởng thụ hết cái thơ của nhà hàng bên sông này, decor rất đẹp và trang nhã, đồ ăn lại rất ngon... Hoá ra chuyến tàu đưa chúng tôi về Việt Nam lại chỉ có 3 người chúng tôi và 3 người phục vụ trên tàu @_@ không thể hoàn hảo hơn để chia tay Campuchia. 4 rưỡi, 5h chiều trên sông Mekong, chúng tôi nằm dài trên boong tàu nhìn lên trời, hoàng hôn đổ dần xuống còn mặt trời thì đỏ rực, 2 bên sông san sát nhà dân. Vượt qua biên giới đường thuỷ sông Tiền, chúng tôi trở lại Việt Nam mà lòng vẫn còn đầy cảm xúc, không ngờ rằng mình còn hơn 1 ngày mướt mải mới vượt thêm 200km để về tới Sài Gòn, nhưng tất nhiên đó lại là một chuyện khác :)

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...