Thể chế chính trị vừa với tư cách là những định chế tạo thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động của chế độ chính trị, vừa là hình thức thể hiện của các thành tố trong hệ thống chính trị. Trong thể chế chính trị thì thể chế nhà nước là quan trọng nhất, bởi vậy, người ta thường căn cứ chủ yếu vào hình thức thể chế nhà nước để phân loại các thể chế chính trị. Tên ọi của hình thái chính thể nhà nước cũng chính là tên gọi của thể chế chính trị. Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều loại hình thể chế nhà nước, do đó cũng tồn tại nhiều loại hình thể chế chính trị, song có thể quy lại thành hai loại thể chế chính trị tiêu biểu là: quân chủ và cộng hoà (dân chủ).
1. Thể chế quân chủ
Thể chế quân chủ là thể chế quy định và đảm bảo quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế) theo nguyên tắc kế thừa. Thế chế quân chủ được phân ra thành các loại: quân chủ tuyệt đối, quân chủ nhị nguyên, quân chủ đại nghị.
1.1. Thể chế quân chủ tuyệt đối
Thể chế quân chủ tuyệt đối là thể chế chính trị mà ở đó quyền chuyên chế, độc tài, không hạn chế thuộc về nhà vua. Trong xã hội đương đại, thể chế này hầu như không tồn tại.
1.2 Thể chế quân chủ nhị nguyên
Thể chế quân chủ nhị nguyên là thể chế chính trị mà quyền lực được chia đều cho Nhà vua và Nghị viện. Tuy nhiên Nhà vua thường lấn át Nghị Viện, và trong nhiều trường hợp Nhà vua giải tán Nghị viện vô thời hạn để độc quyền quyền lực nhà nước. Hiện nay, thể chế này chỉ tồn tại ở một số ít nước (Brunei, Arap Saudi, Tiểu vương quốc Arap, Jordan..)
1.3 Thể chế quân chủ đại nghị
Nét đặc thù của thể chế chính trị quân chủ đại nghị là:
- Vua đứng đầu nhà nước nhưng quyền lực lại tập trung trong tay Nghị viện - cơ quan do dân bầu. Quyền lực của Nhà vua chủ yếu mang tính hình thức "trị vì nhưng không cai trị". Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền thành lâp và giải tán Chính phủ. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Song trên thực tế, quyền lực tập trung vào người đứng đầu cơ quan hành pháp. Ví dụ như Thủ tướng Anh là người thực sự kiểm soát bộ máy nhà nước, có quyền cách chức các thành viên chính phủ, bổ nhiệm các quan chức của hệ thống toà án.
- Vua là người đứng đà nhà nước, là biểu tượng của sự thống nhất phi chính trị và không thiên vị. Tuy nhiên, trên thực tế, Nhà vua vẫn chịu ảnh hưởng của Đảng cầm quyền,
- Thể chế quân chủ đại nghị thi hành chủ nghĩa lưỡng viện, song trên thực tế hầu như tất cả quyền lập pháp tập trung vào Hạ viện. Hạ viện chẳng những có quyền tối cao về lập pháp mà còn có quyền thành lập và bãi nhiễm Chính phủ; kiểm tra, giám sát họt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp.
- Thể chế chính trị quân chủ đại nghị thừa nhậnc hế độ đa đảng. Tuy nhiên, ở Anh luôn duy trì chế độ hai đảng thay nhau cầm quyền, còn ở Nhật thực hiện chế độ "một đảng rưỡi" - một đảng lớn liên tu cj cầm quyền nhưng phải liên minh với một đảng nhỏ.
Tiêu biểu cho chế độ quân chủ đại nghị là thể chế chính trị Vương quốc Anh, Nhật Bản, Australia, Thái Lan..
Quân chủ đại nghị Vương Quốc Anh |
Comments
Post a Comment