A Plea for Caution From Russia What Putin Has to Say to Americans About Syria - By VLADIMIR V. PUTIN
MOSCOW — RECENT events surrounding Syria have prompted me to speak directly to the American people and their political leaders. It is important to do so at a time of insufficient communication between our societies.
Relations between us have passed through different stages. We stood against each other during the cold war. But we were also allies once, and defeated the Nazis together. The universal international organization — the United Nations — was then established to prevent such devastation from ever happening again.
The United Nations’ founders understood that decisions affecting war and peace should happen only by consensus, and with America’s consent the veto by Security Council permanent members was enshrined in the United Nations Charter. The profound wisdom of this has underpinned the stability of international relations for decades.
No one wants the United Nations to suffer the fate of the League of Nations, which collapsed because it lacked real leverage. This is possible if influential countries bypass the United Nations and take military action without Security Council authorization.
The potential strike by the United States against Syria, despite strong opposition from many countries and major political and religious leaders, including the pope, will result in more innocent victims and escalation, potentially spreading the conflict far beyond Syria’s borders. A strike would increase violence and unleash a new wave of terrorism. It could undermine multilateral efforts to resolve the Iranian nuclear problem and the Israeli-Palestinian conflict and further destabilize the Middle East and North Africa. It could throw the entire system of international law and order out of balance.
Syria is not witnessing a battle for democracy, but an armed conflict between government and opposition in a multireligious country. There are few champions of democracy in Syria. But there are more than enough Qaeda fighters and extremists of all stripes battling the government. The United States State Department has designated Al Nusra Front and the Islamic State of Iraq and the Levant, fighting with the opposition, as terrorist organizations. This internal conflict, fueled by foreign weapons supplied to the opposition, is one of the bloodiest in the world.
Mercenaries from Arab countries fighting there, and hundreds of militants from Western countries and even Russia, are an issue of our deep concern. Might they not return to our countries with experience acquired in Syria? After all, after fighting in Libya, extremists moved on to Mali. This threatens us all.
From the outset, Russia has advocated peaceful dialogue enabling Syrians to develop a compromise plan for their own future. We are not protecting the Syrian government, but international law. We need to use the United Nations Security Council and believe that preserving law and order in today’s complex and turbulent world is one of the few ways to keep international relations from sliding into chaos. The law is still the law, and we must follow it whether we like it or not. Under current international law, force is permitted only in self-defense or by the decision of the Security Council. Anything else is unacceptable under the United Nations Charter and would constitute an act of aggression.
No one doubts that poison gas was used in Syria. But there is every reason to believe it was used not by the Syrian Army, but by opposition forces, to provoke intervention by their powerful foreign patrons, who would be siding with the fundamentalists. Reports that militants are preparing another attack — this time against Israel — cannot be ignored.
It is alarming that military intervention in internal conflicts in foreign countries has become commonplace for the United States. Is it in America’s long-term interest? I doubt it. Millions around the world increasingly see America not as a model of democracy but as relying solely on brute force, cobbling coalitions together under the slogan “you’re either with us or against us.”
But force has proved ineffective and pointless. Afghanistan is reeling, and no one can say what will happen after international forces withdraw. Libya is divided into tribes and clans. In Iraq the civil war continues, with dozens killed each day. In the United States, many draw an analogy between Iraq and Syria, and ask why their government would want to repeat recent mistakes.
No matter how targeted the strikes or how sophisticated the weapons, civilian casualties are inevitable, including the elderly and children, whom the strikes are meant to protect.
The world reacts by asking: if you cannot count on international law, then you must find other ways to ensure your security. Thus a growing number of countries seek to acquire weapons of mass destruction. This is logical: if you have the bomb, no one will touch you. We are left with talk of the need to strengthen nonproliferation, when in reality this is being eroded.
We must stop using the language of force and return to the path of civilized diplomatic and political settlement.
A new opportunity to avoid military action has emerged in the past few days. The United States, Russia and all members of the international community must take advantage of the Syrian government’s willingness to place its chemical arsenal under international control for subsequent destruction. Judging by the statements of President Obama, the United States sees this as an alternative to military action.
I welcome the president’s interest in continuing the dialogue with Russia on Syria. We must work together to keep this hope alive, as we agreed to at the Group of 8 meeting in Lough Erne in Northern Ireland in June, and steer the discussion back toward negotiations.
If we can avoid force against Syria, this will improve the atmosphere in international affairs and strengthen mutual trust. It will be our shared success and open the door to cooperation on other critical issues.
My working and personal relationship with President Obama is marked by growing trust. I appreciate this. I carefully studied his address to the nation on Tuesday. And I would rather disagree with a case he made on American exceptionalism, stating that the United States’ policy is “what makes America different. It’s what makes us exceptional.” It is extremely dangerous to encourage people to see themselves as exceptional, whatever the motivation. There are big countries and small countries, rich and poor, those with long democratic traditions and those still finding their way to democracy. Their policies differ, too. We are all different, but when we ask for the Lord’s blessings, we must not forget that God created us equal.
Vladimir V. Putin is the president of Russia.
Những sự việc xảy ra gần đây xung quanh vấn đề Syria đã thôi thúc tôi phải lên tiếng trực tiếp tới những người dân và giới lãnh đạo Mỹ. Điều này cần phải được thực hiện giữa thời điểm thông tin giữa các xã hội của chúng ta không đủ.
Mối quan hệ giữa chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Chúng ta từng chống lại nhau trong suốt thời gian Chiến tranh Lạnh. Nhưng cũng từng có thời là đồng minh, hợp tác chống lại Đức Quốc xã. Và rồi một tổ chức có tính ảnh hưởng trên toàn cầu – Liên Hợp Quốc – sau đó đã được thành lập để ngăn chặn những tai hoạ như thế.
Những người sáng lập Liên Hợp Quốc hiểu rõ rằng những quyết định về chiến tranh và hòa bình cần phải đạt được sự nhất trí, và với sự đồng thuận của Mỹ, quyền phủ quyết của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã được quy định rõ trong Hiến chương. Điều đúng đắn này chính là nền tảng cho sự ổn định trong mối quan hệ quốc tế suốt hàng thập kỷ qua.
Không ai muốn Liên hợp quốc chịu chung số phận với Hội Quốc liên. Hội Quốc liên đã sụp đổ bởi nó thiếu những cán cân quyền lực thực tế. Sự sụp đổ cũng có thể xảy ra với Liên hợp quốc nếu những cường quốc phớt lờ tổ chức này, đơn phương tấn công quân sự mà không có sự cho phép của Hội đồng Bảo an.
Một cuộc tấn công từ phía Mỹ vào Syria, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều quốc gia, những quan chức chủ chốt và các thủ lĩnh tôn giáo, bao gồm cả giáo hoàng, sẽ đưa đến hậu quả cho các nạn nhân vô tội, làm xung đột leo thang và lan tràn, có thể vượt ra ngoài biên giới của Syria.
Một cuộc tấn công sẽ làm gia tăng bạo lực và tạo đà cho một làn sóng khủng bố mới. Nó có thể phá hoại những cố gắng, nỗ lực từ nhiều phía để giải quyết vấn đề nguyên tử ở Iran và xung đột của người Israeli – Palestine. Nó cũng sẽ gây mất cân bằng cho hệ thống trật tự và luật pháp quốc tế.
Cuộc chiến tranh ở Syria không phải để tìm kiếm nền dân chủ, mà đang có một cuộc chiến giữa chính phủ và phe đối lập xảy ra tại quốc gia đa tôn giáo này. Không có nhiều người vì dân chủ ở cuộc chiến Syria, nhưng lại có quá nhiều phần tử Qaeda và những thành phần cực đoan đều ra sức chống đối chính phủ. Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho rằng Al Nusra Front và Quốc gia Hồi giáo Iraq và Cận Đông, một thành phần của phe đối lập ở Syria, là những tổ chức khủng bố. Cuộc nội chiến được cung cấp vũ khí từ các thế lực bên ngoài này là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trên thế giới.
Những lính đánh thuê Arab chiến đấu tại đây, hàng trăm phiến quân đến từ các quốc gia phương Tây và có cả Nga, là một trong những mối lo ngại sâu sắc. Liệu bọn chúng sẽ không quay lại đất nước chúng ta với từng ấy kinh nghiệm có được từ cuộc chiến ở Syria? Thực tế là , sau khi chiến đấu ở Libya, quân khủng bố đã di chuyển tới Mali. Điều này chính là mối đe dọa đối với tất cả chúng ta.
Ngay từ ban đầu, Nga đã luôn thể hiện thái độ ủng hộ đối với một cuộc đối thoại nhằm để cho người Syria lập ra một kế hoạch nhượng bộ lẫn nhau vì tương lai của chính họ. Chúng tôi không bảo vệ cho chính phủ Syria mà bảo vệ luật pháp quốc tế. Chúng ta cần sử dụng Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và tin tưởng rằng việc gìn giữ, bảo đảm luật pháp, thiết lập trật tự trong thời điểm phức tạp và hỗn loạn như hiện nay là một trong rất ít những cách để gìn giữ những mối quan hệ quốc tế tránh đi tới sự hỗn loạn. Luật là luật, và chúng ta cần phải tuân thủ luật dù thích hay không. Trong luật pháp quốc tế hiện hành, vũ lực chỉ được phép xảy ra khi đó là biện pháp tự vệ hoặc được hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc chấp thuận. Bất kỳ hình thức bạo lực nào khác đều không được chấp nhận trong hiến chương Liên hợp quốc và sẽ bị coi là hành động gây hấn.
Không còn nghi ngờ gì về việc vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria. Nhưng tất cả những lý do đưa ra đều khiến chúng ta tin rằng vũ khí hóa học không phải do quân đội Syria sử dụng, mà đó là hành động của phe đối lập, dùng nó để kích động sự can thiệp của những thế lực bên ngoài vào Syria. Có những tin tức cho rằng đám phiến quân đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác - lần này là chống lại Israel – điều này không thể bị phớt lờ.
Có một điều đáng báo động, đó là hành động can thiệp quân sự vào xung đột nội bộ của những nước khác đang trở thành hành động quen thuộc của Mỹ. Đó liệu có phải là lợi ích lâu dài của Mỹ? Tôi nghi ngờ điều đó. Hàng triệu người trên thế giới đang ngày càng nhận thấy rằng Mỹ không phải là một hình mẫu cho một xã hội dân chủ mà chỉ đơn thuần ỷ vào sức mạnh, thiết lập các liên minh dựa trên nguyên tắc "không theo ta nghĩa là chống lại ta"
Vũ lực đã được chứng minh là vô hiệu và vô nghĩa. Afghanistan thì đang chao đảo, và không ai có thể nói trước điều gì sẽ xảy ra sau khi lực lượng quốc tế rút khỏi đây. Lybya thì bị chia ra thành nhiều bộ lạc và bè phái. Tại Iraq nội chiến vẫn tiếp tục với hàng chục người bị giết mỗi ngày. Ở Mỹ, nhiều người đang nhận ra những điểm chung giữa tình hình tại Iraq và Syria, và câu hỏi đặt ra là tại sao chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục lặp lại những sai lầm như vậy.
Bất kể là việc xác định mục tiêu rõ ràng đến thế nào, bất kể vũ khí đạt độ chính xác đến thế nào, thương vong đối với người vô tội là không thể tránh khỏi, trong đó có cả người già và trẻ em, những người mà về lý thuyết họ phải được bảo vệ.
Thế giới đang phản ứng lại nghich lý này bằng cách tự hỏi: nết ta không dựa vào luật pháp quốc tế được, ta phải tìm cách nào để tự bảo vệ? Như thế, số lượng các quốc gia muốn có vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ tăng lên. Logic của họ là: nếu bạn sở hữu bom, chả ai dám động tới bạn. Chúng ta sẽ không tiến lên được trong việc thảo luận về không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt một khi thực tế trên bị làm ngơ
Chúng ta phải dừng ngay việc sử dung vũ lực để trở lại với con đường ngoại giao và giải pháp chính trị.
Một cơ hội mới để tránh không phải sử dụng đến quân sự đã xuất hiện vài ngày trước. Mỹ, Nga và tất cả các thành viên trong cộng đồng quốc tế cần phải tận dụng việc chính phủ Syria bằng lòng giao nộp kho vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát của quốc tế và sau đó phá hủy chúng. Qua lời tuyên bố của tổng thống Obama, Mỹ xem đây là một giải pháp thay thế cho biện pháp quân sự.
Tôi hoan nghênh sự quan tâm của tổng thống Obama khi tiếp tục tham gia đàm phán cùng với Nga về vấn đề Syria. Chúng ta chắc chắn sẽ phải làm việc cùng nhau để đảm bảo những hy vọng này sẽ vẫn được duy trì, như chúng tôi đã đồng ý với nhau tại cuộc gặp của G8 ở Bắc Ireland hồi tháng 6 vừa rồi, và lái cuộc đàm phán trở lại với chiều hướng thương lượng.
Nếu chúng ta tránh được việc sử dụng vũ lực với Syria, điều này chắc chắn sẽ cải thiện bầu không khí trên trường quốc tế và tăng thêm sự tin tưởng lẫn nhau. Nó sẽ là thành công chung của tất cả chúng ta và mở ra cánh cửa hợp tác trên nhiều vấn đề quan trọng khác.
Mối quan hệ công việc và cá nhân của tôi với tổng thống Obama đánh dấu bởi lòng tin đang lớn dần. Tôi đánh giá cao điều này. Tôi đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng bài diễn văn của tổng thống hôm thứ ba. Và tôi không đồng ý với việc ông ấy về chủ nghĩa biệt lệ của Mỹ. Ông ấy nói rằng chính sách của Mỹ là "thứ khiến nước Mỹ khác biệt. Đó là điều khiến chúng ta biệt lệ". Sẽ rất nguy hiểm khi khuyến khích công chúng tự cho mình là biệt lệ, cho dù động cơ của việc đó là gì
Có nước lớn, nước nhỏ, có nước giàu nước nghèo, có nước có truyền thống dân chủ lâu dài, và có nước mới chỉ đang đi trên con đường hướng tới dân chủ. Chính sách của mỗi nước cũng sẽ khác nhau. Chúng ta đều khác nhau, nhưng khi mỗi chúng ta nhận ơn từ Tạo hóa, chúng ta không được phép quên rằng Tạo hóa đã sinh ra chúng ta bình đẳng.
Comments
Post a Comment