Skip to main content

Hello stranger!

Có rất nhiều "người lạ" một lúc nào đó chợt bước qua cuộc đời của chúng ta. Chỉ bước qua một khoảng khắc, người lạ đã không còn là người lạ, đã trở thành "người quen". Cái ranh giới giữa quen và lạ, biết và không biết cũng thật mong manh. Bạn đã quen bao nhiêu người để rồi lại trở thành người lạ chỉ trong khoảng khắc, vì cuộc sống là vô hạn mà con người thì quá nhỏ bé
Mỗi người bạn gặp trong cuộc sống đều ít hoặc nhiều làm thay đổi cuộc sống. Mỗi người tới lại là một thứ gia vị mới cho cuộc sống cứ đều đều trôi qua, có lúc ta biết, có lúc ta lại không biết bởi cái sự đến và đi quá đỗi yên lặng. Nhưng có những người làm xáo trộn nho nhỏ cuộc sống ấy, mang tới những làn gió mới. Thật thú vị biết bao nhiêu.
Có những người cuộc sống đẩy họ đến bên cạnh ta lúc nào không biết. Như là một người bạn tri kỷ, một người cho ta cảm giác kiếm tìm từ lâu. Ở họ, ta tìm thấy những sự đồng cảm đến ngạc nhiên, những góc nhìn mới và lạ về cuộc sống, về mọi việc xung quanh, đưa ra những lời khuyên chân thành và tình cảm. Ở bên cạnh họ, ta tìm thấy những góc bình yên của chính mình, không xô bồ, không ầm ĩ, không nói quá nhiều, không cười quá nhiều nhưng đủ vui để cảm thấy hạnh phúc. 
Nhưng trong chính những niềm vui nhỏ nhoi ấy, chẳng biết lúc nào, những người tri kỉ lại bỏ ta ra đi, cũng không hiểu vì sao. Lần đầu tiên, ta cảm thấy nỗi buồn vô hạn, nỗi khắc khoải, u ám trong lòng, day dứt. Lần thứ hai, nỗi buồn cũ lại chợt ùa về và ta vẫn không hiểu tại sao họ lại bỏ ta ra đi không một lời từ biệt. Và rồi những lần sau nữa, ta lại kết bạn và lại tự tìm đến cho mình những nỗi buồn lớn, những mảnh sứt về tình cảm để rồi không biết làm sao chỉ chờ thời gian sẽ xoa dịu, để lại một vết sẹo.
Và như một đứa trẻ, ta dần cảm thấy sợ hãi, sợ hãi việc kết bạn, sợ hãi bắt đầu một mối quan hệ mới. Ta gắn mình với những mối quan hệ lâu năm, tìm thấy sự yên ổn và niềm vui ở đó. Nhưng cũng có lúc chợt nhận thấy, ngay cả những người bạn lâu năm cũng đôi lúc bỏ ta đi để tìm lấy cuộc sống của chính mình. Ai cũng vậy cả thôi... 
Lâu lắm rồi lại có một người bạn mới. Không hiểu sao chỉ vừa gặp nhau đã có cảm giác quen thuộc và thân thiết, cảm giác muốn chia sẻ và được chia sẻ. Có những điều không cần nói cũng cảm thấy hiểu nhau. Ta thấy vui với cuộc sống vì những điều thật nhỏ bé, được cảm giác là chính mình trong chính cái không gian chật chội mà ta đang sống, cảm thấy tìm được những mục tiêu mà mình kiếm tìm bấy lâu. Và ta thấy vui như một đứa trẻ... và chợt thấy trong lòng những cảm xúc "kỳ lạ"
Nhưng trong những lúc thấy vui nhất, hạnh phúc nhất, ta chợt lo lắng, lo sợ không biết rằng người bạn kia lúc nào sẽ đột nhiên biến mất khỏi cuộc đời ta, sẽ rời bỏ ta như những người bạn trước đây, và cũng chẳng hiểu lý do vì sao. Ta lại không dám sống hết mình vì lo sợ một ngày kia ng bạn kia bỏ đi, ta lại quay về với những thổn thức và day dứt vì không hiểu người.
Cuộc sống mà, đâu có biết ngày mai sẽ ra sao. Take it easy!
I love the way you say: "Go ahead! Easy mà!"

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...