Skip to main content

“Mercosur và FTAA: những triển vọng và thách thức”



Việc đàm phán tạo ra khu vực tự do thương mại châu Mỹ FTAA tháng 1 năm 2005 đang đứng trước bước ngoặt. Mặc dù những mục tiêu và thời hạn đặt ra đã đạt được, nhưng việc thương lượng khó khăn nhất là hàng rào thương mại giữa 34 nước gtham gia mới chỉ bắt đầu, và có những trở ngại khó khăn lớn trong đó bao gồm kế hoạch đàm phán. Mặt khác, Mercosurre đang hồi phục chậm chạp kể từ sau vụ khủng hoảng gây ra bởi sự mất giá tiền tệ của Brazil năm 1999 và sự đóng cửa của nền kinh tế Argentina vào tháng 12 năm 2001.
Vấn đề đặt ra là nghiên cứu sự tương tác lẫn nhau giữa Mercosure, đàm phán FTAA song song với đàm phán thương mại toàn cầu Doha để thấy được vai trò của các tổ chức này trong việc hình thành nên thị trường chung cho khu vực cũng như khả năng đạt được các mục tiêu để có được một thị trường chung thống nhất trong khu vực; nghiên cứu một số trở ngại lớn mà FTAA phải đối mặt như chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, vị thế khác nhau của Mỹ và Brazil, sự cần thiết phải điều chính nhu cầu của những nền kinh tế nhỏ, sự thiếu vắng tính hợp pháp của hình thức tự do mới, những người chống lại FTAA…
Năm 1994, lãnh đạo của 34 quốc gia của Tây bán cầu đã bắt đầu quá trình thành lập khu vực thương mại tự do châu Mỹ FTAA. Nếu như FTAA đi vào hoạt động thì đây sẽ là một khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới, với dân số hơn 800 triệu người, GDP hơn 13 nghìn tỷ USD, tổng xuất khẩu hơn 1 nghìn tỷ USD. Trong một nền kinh tế thế giới khu vực hóa ngày càng tăng, FTAA trở thành một tổ chức khu vực mạnh đầy quyền lực, và có lẽ còn quyền lực hơn liên minh châu Âu EU (dân số của EU chỉ khoảng 375 triệu người). FTAA hiện nay còn đang được thảo luận, xem xét tới sự cần thiết phải điều chỉnh nhu cầu và mong muốn của 34 nước với những khác biệt to lớn về diện tích và trình độ phát triển kinh tế.
Mặt khác,  khu vực thị trường chung Nam Mỹ Mercosur, được thành lập năm 1991 bởi Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay, tập hợp được một khu vực lớn hơn nước Mỹ, với 50% dân số và 58% GDP và 40% tổng thương mại nước ngoài của Tổ chức
liên kết hội nhập khu vực Mỹ Latin (Latin American Integration Association) (1). Mercosur đã có những nỗ lực thành công trong khu vực, phát triển quan niệm về cộng đồng với các thành viên., thúc đẩy dân chủ trong khu vực và hướng mình như một chủ thể quốc tế trên thế giới. Tuy nhiên, trong nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỉ 20, tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn ngày càng tăng lên, thương mại trong tổ chức trì trệ và thuế quan chung với bên ngoài (CET) trở nên hình thức. Tổng thống mới của Brazil, Luis Inacio Lula da Silva, đã giúp Mercosur lại trở thành ưu tiên, nhưng nếu như tổ chức này không vượt qua được tình cảnh bế tắc hiện nay và khi FTAA trở thành hiện thực thì tổ chức này còn phải đối mặt với việc dần dần biến mất.
Hiện nay việc đàm  phán FTAA đang bị dừng lại, tuy nhiên vẫn có thể tính đến một khả năng khi các nước đạt được một thành công trong việc đàm phán FTAA, vậy khi đó việc hình thành và hoạt động của các tổ chức tự do thương mại ở khu vực Mỹ Latin nói riêng cũng như châu Mỹ nói chung sẽ ra sao, những triển vọng và khó khăn của nó là gì. Bài tiểu luận được chia làm ba phần: phần đầu tiên sẽ xem xét tới việc đàm phán FTAA và các nước sẽ đạt được gì từ FTAA, phần thứ hai sẽ nói tới những thành tựu của Mercosur và tình tình của tổ chức trong những năm gần đây và phần cuối là về những thách thức mà Mercosur phải đối mặt cũng như triển vọng đàm phán của FTAA.
1. Khu vực tự do thương mại châu Mỹ FTAA
Đàm phán FTAA đã có khả năng thực hiện do những sự thay đổi chinhs ách đối nội và đồi ngoại của khu vực các nước Mỹ Latin và Caribbean bắt đầu vào cuối những năm 1980 như là phản hhồi lại đối với khủng hoảng nợ nần của các nước Mỹ Latin. Sự mở cửa nền kinh tế quốc gia tới cạnh tranh quốc tế, nhân tố cơ bản của hình thức kinh tế tự do mới là tư tưởng thành lập chính cho FTAA.
Quá trình thành lập FTAA có thể được coi như cố gắng cân nhắc kĩ lưỡng của Mỹ để củng cố quyền bá chủ của mình tại Tây bán cầu bằng việc hợp tác trong hòa bình các nền kinh tế Mỹ Latin với nền kinh tế Mỹ. Hợp tác này bao gồm: những nỗ lực để mở rộng luật quốc tế từ thương mại tới đầu tư (bao gồm thương mại và dịch vụ); nổ lực để hạn chế khác biệt trong chế độ mỗi nước có ảnh hưởng phân biệt đối xử đối với thương mại vào đàu tư ‘quan tâm xung quanh luật của chính phủ đối với sở hữu trí tuệ, khác biệt về chất lượng của mỗi quốc gia, và chính sách tài chính, công nghệ, cạnh tranh và môi trường’; nỗ lực để giảm, thậm chí ngăn chặn ‘những khác biệt trong hợp tác quốc gia, công nghiệp và thậm chí cấu trúc chính trị’ gây ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư.
Đối thoại FTAA đã được tiến hành từ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai ở châu Mỹ tại châu Mỹ ở Santiago, Chile (18-19/4/1998) và dự kiến kết thúc vào năm 2005. Tuy nhiên, cho tới 2005 và cả thời điểm này thì chưa một thỏa thuận nào đạt được. Các nhà lãnh đạo nhất trí rằng kết quả cuối cùng mỗi nước có thể đàm phán với tư cách là một thành viên của một khối thương mại. Cơ chế này đòi hỏi giữ sự linh hoạt để cân bằng thương mại và ngăn cản Mỹ trong việc đạt được tự do lớn hơn ở những lĩnh vực nhạy cảm bằng những hiệp định tạm thời. Ý tưởng mỗi nước có thể đàm phán với vị trí ngang nhau cho phép các nước nhỏ tăng sức mạnh của mình thông qua khối khu vực, do đó giảm sự mất cân đối trong quyền đàm phán mà có thể dẫn đến việc phản đối bất cứ một loại hiệp định nào
Đàm phán FTAA phải đối mặt với rất nhiều thách thức nghiêm trọng. Brazil và Mỹ có những quan điểm không khoan nhượng lẫn nhau và những cam kết chính trị để nhượng bộ đã biến mất. Mỹ đã trở nên có tính bảo hộ nhiều hơn trong thời kì của tổng thống Bush, và ít sẵn sàng cam kết những vấn đề trở ngại với Mỹ Latin như trợ cấp nông nghiệp và các hoạt động chống bán phá giá của Mỹ chống lại hoạt động xuất khẩu của các nước Mỹ Latin, đặc biệt là Brazil. Mỹ không muốn thảo luận về vấn đề trợ cấp nông nghiệp trong đàm phán FTAA, nhưng cuộc đàm phán song song diễn ra tại vòng đàm phán Doha đã đổ vỡ tại Cancun.
Việc có đạt được kết quả cuối cùng hay không phụ thuộc vào việc Mỹ và Brazil có dàn xếp được những quan điểm khác biệt của mình trong đàm phán. Mỹ có động cơ mạnh để đạt được một lộ trình cho FTAA, với mục đích để ‘ngăn cản sự phân biệt đối xử với những nhà xuất khẩu của Mỹ trong khi các nước khác, đặc biệt là Brazil và có thể cả liên minh châu Âu EU , kí kết FTA với các nước Trung và Nam Mỹ mà không có sự tham gia của Mỹ’. Mặt khác, FTAA cho phép Brazil tiếp cận đầy đủ với thị trường Mỹ, chiếm tới 26% xuất khẩu của Brazil. Nếu như Mỹ đồng ý để hạn chế thuế quên đối với một số hàng hóa của Brazil (hoa quả, giày, quần áo), thuế quota với đường và điều chỉnh chống bán phá giá đối với thép của Brazil thì Brazil sẽ kí vào FTAA. Tăng hàng hóa xuất khẩu của Brazil tới Mỹ đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của Brazil, giảm bớt vấn đề về tài chính hiện nay.
Brazil tìm kiếm cân bằng với Mỹ trong đàm phán theo hai cách: liên kết khối đàm phán Nam Mỹ có thể đứng ngang bằng với Mỹ, và lôi kéo các nước giảm phụ thuộc vào Mỹ. Brazil muốn củng cố mình như là một nước bá quyền ở khu vực Nam Mỹ, và Brazil cảm thấy rằng sự hiện diện của Mỹ ở đây gây ảnh hưởng tới mục tiêu này.
Các nhà lãnh đạo của Brazil ủng hộ hội nhập tiểu khu vực (Mercosur) trong hội nhập ở Tây bán cầu. Cựu tổng thống Brazil, Cardoso đã từng nói rằng hoạt động của Mercosur là mục tiêu của Brazil dù rằng FTAA cũng là một lựa chọn. Tại hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ diễn ra tại Quebec (tháng 4 năm 2001) Cardoso tuyên bố rằng FTAA “không liên quan, hay tệ hơn là gây rắc rối” trừ khi nó có thể đạt được một số yêu cầu của Brazil, bao gồm tiếp cận với thị trường năng động hơn, luật chống bán phá giá chung và giảm giảm hàng rào phi thuế quan.Đảng công nhân Brazil (PT) có vị thế vững chắc trong FTAA. Theo như bản tuyên ngôn của PT, FTAA hiện đang trong quá trình đàm phán, không phải là một hiệp định thương mại tự do mà là một quá trình xâm chiếm kinh tế của Mỹ đối với Mỹ Latin. Người dân Brazil, trong một cuộc trưng cầu ý kiến do cựu tổng thống Brazil Cardoso tổ chức, đã có kết quả áp đảo chống lại FTAA, và rất nhiều người đổ lỗi cho những vấn đề của chính trị Brazil là các nhà lãnh đạo đi theo đường lối của Washington, quy định những quan niệm chính về mở cửa khu vực định hướng thị trường theo hình thức của NAFTA. Brazil chắc chắn sẽ không ký FTAA quá giống với NAFTA.
Tổng thống mới của Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva, ứng cử viên của đảng công nhân, đã làm dịu những bài hùng biện chống FTAA trong chiến dịch tổng thống của mình, mặc dù theo như tin tức ông nói với tổng thống Mỹ Bush rằng đàm phán FTAA sẽ bền vững. Cho đến khi tổng thống Mỹ vẫn thiếu quyền “ký tắt” thì Brazil vẫn có thể giữ thế cân bằng với Mỹ trong đàm phán FTAA. Tuy nhiên, luật thương mại 2002 bao gồm quyền tăng cường thương mại (TPA) và thời gian không nằm ở phía Brazil nữa, mặc dù chính quyền Bush đã bị suy yếu uy tín khi thông qua thuế quan mới đối với nhập khẩu thép trực tiếp ảnh hưởng tới Brazil, và 15-20 triệu USD trợ cấp nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới một số nước Mỹ Latin.
Mặc dù còn nhiều trở ngại, những khó khăn do thành lập NAFTA và Mercosur có nhiều điểm tương đồng, nhưng TPA vẫn là một công cụ hữu hiệu của tổng thống Bush, cho phép ông  phục hồi hình thức “trục và nan hoa” trong việc xây dựng FTAA. Nó làm cho quan điểm không khoan nhượng của Mercosur về vấn đề hội nhập sâu hơn như về thương mại trong dịch vụ hay lợi ích của chính phủ càng khó khăn hơn, vì Mỹ luôn có thể sử dụng quyền lực cấu trúc không đối xứng đẻ chống lại thương lượng song phương gây áp lực lên Brazil và Argentina để phải nhượng bộ vấn đề trợ cấp nông nghiệp cho Mỹ. Tuy nhiên, Argentina có lợi ích lớn hơn Brazil trong vấn đề này có thể chống lại bất cứ một sự nhượng bộ nào, xem xét tới thiếu sự ủng hộ của Mỹ trong những năm 2001 – 2002 với những khoản vay của IMF để phục hồi nền kinh tế Argentina. Nếu không có Brazil và Argentina thì sẽ không có FTAA, vì sẽ là phi logic nếu như nói tới FTAA mà không có hơn 40% nền kinh tế của Mỹ Latin và Caribbean.
Vấn đề thực chất là Brazzil sẽ nhấn mạnh cân bằng trong quá trình đàm phán FTAA. Liệu Brazil có phản ứng tích cực với những động thái của Mỹ? Liệu Brazil có từ bỏ đàm phán FTAA mà không khoan nhượng Mỹ về chống bán phá giá/vai trò đối lập và trợ cấp nông nghiệp, 2 vấn đề nhạy cảm nhất với Mỹ?
Trở ngại trong việc xóa khoảng cách giữa quan điểm của Brazil và Mỹ là “ngành mà Brazil có tính cạnh tranh nhất thì Mỹ lại bảo hộ nhất”. Theo nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Liên Mỹ, xuất khẩu nông nghiệp của Brazil có thể tăng 27% nếu như FTAA hạn chêứ thuế thành viên và trợ cấp của chính phủ, bao gồm trợ cấp nông nghiệp của Mỹ. Brazil cũng có thể tăng xuất khẩu giày dép tới Mỹ nếu như FTAA  hạn chế 10,2% thuế nhập khẩu của Mỹ đánh vào giày dép Brazil. Tuy nhiên, có quá nhiều từ “nếu”.
Mỹ không muốn nhượng bộ về vấn đề trợ cấp nông nghiệp trong đàm phán FTAA trước khi đạt được nhượng bộ của Nhật và EU ở vòng đàm phán Doha. Mặt khác, một số ngành công nghiệp của Brazil, như các nhành công nghệ cao và tài chính sẽ phải đối mặt với một kết cục chắc chắn khi FTAA cho phép đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của họ là Mỹ tiếp cận tự do vào thị trường của Brazil. (2)
* Ai sẽ là người được lợi từ FTAA
Với các nước Mỹ Latin, FTAA mang tới lời cam kết mở cửa để tiếp cận tới thị trường Mỹ rộng lớn cũng như nguồn vốn và công nghệ của Mỹ. Với Mỹ, FTAA sẽ mở cửa một thị trường năng động nhất (sau NAFTA) cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. FTAA cho phép Mỹ củng cố khả năng kiểm soát thị trường Mexico trong khi mở rộng đầu tư và xuất khẩu tới phần còn lại của bán cầu. Hơn nữa, FTAA là một khu vực mục tiêu giúp thuyết phục Brazil miễn cưỡng ủng hộ NAFTA – giống như FTAA, hợp pháp hóa quyền bá chú của Mỹ tại khu vực Nam Mỹ.
Theo như Petras, FTAA không chỉ có mục đích là khu vực thương mại tự do mà đầu tiên là công cụ mới của Mỹ đẻ củng cố “đế chế không chính thức” của mình ở khu vực Mỹ Latin.
Tuyên bố này cũng được Đảng công nhân Brazil chia sẻ trong tuyên ngôn của mình, tìm kiếm sự ủng hộ trong mối quan hệ không đối xứng giữa Mỹ và Mỹ Latin và trong một lịch sử không nhân nhượng của Mỹ trong mối quan hệ với các nước láng giềng phía Nam.
Nếu như giả thuyết này là đúng, Mỹ sẽ không có bất cứ sự nhượng bộ nào trong đàm phán FTAA, và sẽ đối xử với phần còn lại của Mỹ Latin theo cách mà Mỹ đã làm với Mexico trong những năm 1992-1993 ‘nếu muốn tiếp cận với thị trường 7 nghìn tỷ USD, đổi lại phỉa để tiếp cận với thị trường 250 triệu USD của bạn? Bạn phải trả cho việc tiếp cận thị trường, và đây là những gì bạn phải trả’. Thật ra, Mexico phải trả một “phí” rất cao để tiếp cận với thị trường Mỹ, trong việc mất chủ quyền ở những khu vực trọng tâm của việc hình thành chính sách kinh tế. Petras đã đi xa trong việc tuyên bố rằng ‘mục đích của FTAA là trao đặc quyền cho các công ty và nhà xuất khẩu của Mỹ khi hoạt động tại Mỹ Latin trong khi hạn chế Mỹ Latin tiếp cận thị trường Mỹ’ ‘FTAA sẽ xóa bỏ những gì còn lại của nền kinh tế quốc gia của các nước Mỹ Latin và áp đặt cấu trúc tập trung quyết định ở trụ sở ngân hàng và công ty đa quốc gia Mỹ’.
Tuy nhiên, Mỹ có thể không nhắc lại mục tiêu đàm phán NAFTA với Brazil, bởi có quá ít tương đồng giữa hai nước, hoàn cảnh lịch sử khác nhau và Brazil không phải là một con đại bàng như Mexico năm 1993 để đạt được một hiệp định với Mỹ. Thật sự, mục đích chính của Mỹ tìm kiếm ở FTAA và đạt được “chính sách bảo hiểm” chống lại thúc đẩy sự bảo hộ mới ở Mỹ Latin bằng cách đóng cửa cải cách trong nước thông qua nghĩa vụ quốc tế, và như vậy về căn bản tăng chi phí của đảo ngược về chính sách. Đây là điểm tranh cãi chính trong việc ủng hộ giả thiết của đảng công nhân. NAFTA với FTAA làm cho nó trở nên khó khăn hơn để quay trở lại thị trường theo trào lưu chính thống mà do Washington áp đặt do hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ những năm 1980. Mặt khác, nếu như Mercosur có thể củng cố như là một khối tự trị, thì nó sẽ cho phép các thành viên đạt được sự phát triển, mặc dù cái giá phải trả là không tiếp cận được với thị trường Mỹ rất gần với Mercosur.
Mặt khác, những ý kiến chống lại FTAA ở Mỹ tranh cãi rằng nhìn vào viễn cảnh của nước Mỹ thì không có lý do về kinh tế hay an ninh có ý nghĩa nào để thúc đẩy hiệp định thương mại tự do ở bán cầu này. Theo như Gordon, triển vọng xuất khẩu ở Nam Mỹ và Brazil không đúng như danh hiệu “thị trường lớn nổi lên” như đã được chính quyền Clinton nói tới, bởi vì cuối những năm 1999 hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Mỹ và Nam Mỹ chỉ có 8% trong tổng xuất khẩu. Ông nhấn mạnh rằng, từ 1990, Mỹ bán hàng sang Mexico nhiều hơn sang phần còn lại của Trung Mỹ và Nam Mỹ cộng lại. Tuy nhiên, ông cũng xem sự năng động của thịi trường Nam Mỹ như là một thị trường tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Mỹ cạnh tranh với EU để giành đặc quyền tiếp cận Mercosur. Vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ ở Mercosur tăng lên ổn định, một phần là do sự tham gia của các hãng của Mỹ trong những công ty về năng lượng và truyền thông đang tư nhân hóa, các hãng của Mỹ có tới 50 triệu USD trong tương lai ở những nền kinh tế của Mercosur. Những con số này ủng hộ cho ý tưởng rằng lý do căn bản của Mỹ cho FTAA là sử dụng Mỹ Latin như nền cho cho pháo đài tới thị trường thế giới giữa những trung tâm lãnh đạo của quyền lực tư bản. Bản thân tổng thống Bush cũng khẳng định lại tại buổi hội thảo bế mạc hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba của châu Mỹ ở thành phố Quebec năm 2001, khi ông khẳng định ‘thương mại tự do sẽ cho phép Tây bán cầu cạnh tranh với châu Á và châu Âu’.
2. Mercosur từ những thành công bước đầu cho tới cuộc khủng hoảng kinh tế của Argentina
Thị trường chung của Nam Mỹ Mercosur gồm Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay và Venezuela là nỗ lực thành công nhất của hội nhập khu vực cho tới ngày nay. Với diện tích 12,781,179 km², dân số 265.212.435 người, GDP 2.236.611 USD(3), đây là một trong những tổ chức khu vực truyền thống lớn nhất thế giới (sau EU) và trở thành một chủ thể quan trọng trong quan hệ quốc tế. Một khi FTAA đi vào hoạt động thì cũng phải phụ thuộc vào quan hệ của Mercosur với Mỹ và NAFTA. Nếu không có Mercosur thì FTAA cũng trở thành vô nghĩa. Mercosur hiện có 5 nước và 5 nước là thành viên liên kết.
Mặc dù những khác biệt về chính sách tỷ giá hối đoái giữa ArgentinaBrazil, thương mại trong Mercosur tăng gấp bốn lần từ 5,2 tỷ USD năm 1991 tới 20,3 tỷ USD năm 1997. Vào 1.1.1995 Mercosur trở thành một liên minh thiếu hoàn chỉnh về lộ trình, với thuế quan chung bao gồm 85% hàng hóa thương mại trong khối với 3 nước. (4)
Mercosur tồn tại qua thời kỳ mất giá của đồng tiền Mexico tháng 12 năm 1994.Tuy nhiên, trong nửa cuối những năm 1990 sự khác biệt về chính sách kinh tế vĩ mô giữa Argentina và Brazil đã dẫn tới một vấn đề nghiêm trọng trong Mercosur. Vào cuối những năm 1990, những vấn đề của Mercosur trở nên trầm trọng do những điều kiện bên ngoài, như cuộc khủng hoảng ở châu Á năm 1998-1999, giảm giá chung của hàng hóa và thương mại thế giới chậm lại. Sau khi đồng tiền Brazil mất giá vào tháng1 năm 1999, Mercosur lại trải qua thời kỳ tranh chấp thương mại giữa Argentina và Brazil, mặc dù những nỗ lực để tái hoạt động lại tổ chức vào năm 2000 thì quá trình hội nhập đã mất đi động lực.
Sự thay đổi của Mercosur đã được cảnh báo một vài lần. Tuy nhiên, những đối tác của Mercosur đã thay đổi hướng quá trình hội nhập tới những khu vực mới. Trong thời gian hội nghị thượng đỉnh tại Asuncion tháng 6 năm 2003, chính phủ Brazil đã đưa ra một kế hoạch toàn diện (Objetivo 2006) để đẩy mạnh liên kết và hướng tới một thị trường chung mở rộng hơn.
Khối tiểu khu vực Mercosur hướng tới nhiều hơn là thương mại tự do. Theo như tuyên bố của Rio de Janeiro (tháng 4 năm 1997) thì đây là một khối đồng minh mục tiêu mang tính chính trị, bao gồm cam kết chính thức của các thành viên để duy trì dân chủ trong tiểu khu vực. BrazilArgentina giữ vai trò chủ chốt trong việc xoa dịu những tranh cãi ở Paraguay năm 1996. Hơn nữa, Mercosur có số lượng quân sự đang phát triển.
Các nước thành viên đang thực hiện những bước để hợp tác quân sự ở phía Nam, bao gồm các biện pháp xây dựng niềm tin và hội nghị chuyên đề hàng năm với mục tiêu được các nhân viên quân sự của Argentina và Brazil hướng dẫn.
Khủng hoảng kinh tế Argentina với sự giảm sút trong nền kinh tế đã có những hậu quả tiêu cực tới Mercosur. Đầu tiên, nó có tác động mạnh mẽ tới thương mại và đầu tư trong khối Mercosur, và kinh tế giảm sút của Brazil sau khi đồng tiền mất giá vào tháng 1 năm 1999 càng làm trầm trọng hơn tình hình này. Xuất khẩu trong khối Mercosur giảm từ 25% năm 1998 xuống còn 11% năm 2002. Xuất khẩu của Brazil tới Argentina giảm hơn 60% năm 2002, và nhập khẩu của Brazil từ Argentina giảm xuống khoảng 26%(5).Thứ hai, mặc dù kinh tế giảm sút, chính quyền De La Rua vẫn duy trì cam kết chắc chắn tình trạng cân bằng cố định giữa đồng peso và đồng đô la được thiết lập từ chính quyền Menem năm 1991, và được đặt tên là Domingo Cavallo (tác giả của kế hoạch hoán đổi dưới thời Menem)  là bộ trưởng bộ kinh tế tháng 4 năm 2001. Với khoảng cách giữa tỷ giá hối đoái cố định của Argentina và sự giảm theo chu kỳ của đồng tiền của Brazil đe dọa sự tồn tại của Mercosur, sự liên kết chống lại sự phá giá tiền tệ hướng Argentina công khai khuyến khích quá trình đô la hóa và thỏa thuận với Mỹ để khôi phục lại Mercosur trở thành một khu vực tự do thương mại, do đó từ bỏ kế hoạch thị trường chung. Tình trạng này làm trầm trọng thêm tranh chấp thương mại với Brazil, với sự cương quyết duy trì tý giá hối đoái cố định với đồng đô la Mỹ làm cho việc hòa hợp kinh tế vĩ mô với Brazil càng trở nên không thể đạt được.
Sự đóng của của nền kinh tế Argentina vào tháng 12 năm 2001 đã lại một lần nửa mở ra tranh luận về khả năng của Mercosur trong bối cảnh mở rộng đàm phán FTAA. Hầu hết các nhà phân tích đều lo ngại rằng khủng hoảng ở Argentina có tác động tiêu cực tới Mercosur, và chế độ theo chủ nghĩa dân túy ở Argentina có thể gây hại tới các công ty của Brazil đầu tư ở nước này.
Một Argentina yếu kém cũng đồng nghĩa với Mercosur yếu kém, gây tổn hại tới mục tiêu đàm phán của Brazil thiết khu vực tự do thương mại ở châu Mỹ. Sự đình trệ của nền kinh tế Argentina kéo dài đe dọa làm giảm quá trình của Mercosur, thương mại trong nhóm trị trệ và các đối tác của Argentina đã phải tìm kiếm những thị trường khác cho sản phẩm của mình. Uruguay cũng bị ảnh hưởng bới sự đình trệ của nền kinh tế Argentina.
Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế Argentina năm 2001-2002 có ảnh hưởng chính trị tích cực tới Mercosur. Sự thiếu vắng vai trò lãnh đạo của Mỹ để đối mặt với khủng hoảng đã củng cố liên kết chính trị giữa các nước đối tác Mercosur. Vào đầu năm 2002 đã có một cuộc đối thoại để phục hồi lại Mercosur như là một khối thương mại và thậm chí hướng tới một đồng tiền chung. Vào tháng hai năm 2002, một cuộc họp thượng định bất ngờ của Mercosur ở Buenos Aires, tổng thống Brazi, Uruguay, Paraguay, Bolivia và Chile đã hứa ủng hộ Argentina và yêu cầu cơ quan tài chính quốc tế hiểu được tình hình phức tạp của Argentina và cung cấp một quỹ tài chính do chính quyền Duhalde yêu cầu để thực hiện chương trình phục hồi này.
Mặc dù thiếu sự hỗ trợ của Mỹ cho quỹ cứu trợ của IMF khi nước này cần nhất vào năm 2002, giảm sút nền kinh tế Argentina đã có tiển triển và hy vọng mở rộng 4% trong năm 2003 mặc dù không có một sự đảm bảo nào rằng sẽ không quay trở lại thời kì giảm sút. Tháng một năm 2002, đồng tiền Argentina mất giá đã loại trừ nguồn chính của xung đột giữa ArgentinaBrazil và cả hai nước bắt đầu đạt được những điểm chung trong kinh tế vĩ mô. Đồng peso của Argentina và đồng real của Brazil có tỷ giá hối đoái tương tự nhau so với đồng đô la và cả hai nước hy vọng giữ được cố định làm bước đi đầu tiên tới thống nhất tiền tệ. Sau cuộc bầu cử tổng thống Nestor Kirchner của Argentina, cả hai nước hy vọng sẽ đạt được mối quan hệ gần gũi hơn về kinh tế cũng như chính trị, góp phần tăng cường vị trí của Mercosur trong đàm phán FTAA.
Khủng hoảng kinh tế Argentina cũng có ảnh hưởng tới quá trình FTAA. Chính sách của Mỹ để Argentina tự thân chống đỡ lại khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng tới triển vọng của FTAA bởi nó gây hại tới sự nhất trí của Washington – đề xuất căn bản mà FTAA dựa vào. Những nước Mỹ Latin khác có thể đưa ra kết luận rằng sẽ không có chuyện làm bạn với Mỹ. Sự vắng mặt của Mỹ trợ giúp Argentina trong thời gian khủng hoảng ‘báo trước không tốt cho sự xây dựng lâu dài một cộng đồng kinh tế trên bán cầu này. Nếu như đó là ý nghĩa của cộng đồng này, thì nó không có ý nghĩa nhiều lắm’. Phản ứng chống lại toàn cầu hóa trên khắp khu vực khiến Mỹ phải xem xét lại vấn đề hội nhập cho FTAA. Thậm chí nếu đàm phán FTAA hoàn thành lộ trình, sẽ khó khăn hơn cho Mỹ để áp đặt một NAFTA như FTAA lên phần còn lại của Mỹ Latin. Sau khủng hoảng kinh tế Argentina, quy định về kinh tế thị trường tự do do Washington thúc đảy đã trở nên thiếu tin cậy, và Mỹ sẽ phải điều chỉnh ít nhất một vài yêu cầu của Mỹ Latin trong khi đàm phán tiếp cận bắt đầu vào tháng 11 năm 2002.
3. Mercosur và FTAA với những thách thức phía trước
Sự chấp nhận “chủ nghĩa khu vực mở” chịu ảnh hưởng của Washington đã trì hoãn sự thống nhất của Mercosur như là một khối khu vực tự trị. Cuộc khủng hoảng hiện nay của Mercosur chỉ có thể được giải thích như là tình trạng căng thẳng không thể giải quyết được từ năm 1991 giữa hai hình thức tồn tại trong khối: hình thức độc lập tự do mới, mà theo đó nhóm chỉ là một nơi tạm thời hướng tới sự liên kết của các quốc gia thành viên trong nền kinh tế toàn cầu hóa; và hình thức thứ hai mà theo đó Mercosur là “tồn tại ở đây” với m ục đích tăng cường phát triển thương mại, công nghiệp hóa độc lập và hội nhập bền vững của các quốc gia thành viên với chính sách thương mại và công nghiệp chung. Sự mâu thuẫn này một phần được giải thích bằng việc Brazil không bao giờ chấp nhận hoàn toàn vào thị trường tuyệt đối theo hình thức tự do mới. Thách thức lớn nhất với Mercosur là thay thế mục tiêu hạn chế (như đề xuất quay trở lại khu vực tự do thương mại) và chấp nhận dứt khoát mô hình thứ hai, quay trở lại mục tiêu tạo lập một thị trường chung tự lập với sự đồng thuận của Argentina và Brazil như Mercosur vào thời gian từ 1985 tới 1990. Nếu như Mercosur quay trở lại là một khu vực thương mại tự do thì sẽ mất quyền tự chủ trong quyết định và cuối cùng sẽ trở thành một dạng như FTAA giống NAFTA.
Thách thức thứ hai đối với Mercosur là vượt qua được tình trạng thâm hụt của tổ chức. Brazil luôn khẳng định rằng sự thành lập thể chế siêu quốc gia có thể làm mất tự do họat động. Brazil có thể đồng ý một số dạng của siêu quốc gia (ví dụ như theo hình thức của Nghị viện Châu Âu hay tòa án châu Âu) như là cái giá phải trả cho để có được một đối tác nhỏ bé hơn ký hiệp ước “Little Maastricht” nhằm đat được những hợp tác về chính sách kinh tế vĩ mô lớn hơn. Dự thảo Olivos về giải quyết tranh chấp được ký tháng hai năm 2002, là bước đầu tiên để đối phó với tình trạng thâm hụt của tổ chức, bằng cách thành lập một cơ chế hiệu quả hơn trong việc giải quyết tranh chấp thương mại. Hệ thống phân xử đầu tiên được thành lập bằng dự thảo Brasilia tháng 12 năm 1991 nhưng nó quá cồng kềnh nên hiếm khi được sử dụng. Điểm đáng chú ý nhất của của Dự thảo Olivos đó là thành lập tòa án thường trực để xem xét lại những vấn đề được tòa án trọng tài Ad hoc giải quyết.
Thách thức thứ ba là giải quyết vấn đề lãnh đạo của Mercosur. Brazil – nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới – luôn có chính sách đối ngoại độc lập vượt khỏi khỏi khu vực Nam Mỹ. Brazil là một quốc gia thương mại quốc tế - 20% thương mại với Bắc Mỹ, 27% thương mại với EU, 22% thương mại với các nước Mỹ Latin,và 18% với khu vực châu Á Thái Bình Dương. Lợi ích ban đầu của Brazil ở Mercosur được thúc đẩy bởi sự quan tâm mục tiêu (củng cố sức mạnh vis-à-vis “face to face” với Mỹ) hơn là những lý do thương mại. Liên mình với Argentina bắt đầu bằng Hiệp ước hội nhập, hợp tác và phát triển (TIDC) ký tháng 11 năm 1988 là một điểm quan trọng trong mục tiêu toàn cầu. Tuy nhiên, nếu Argentina không phục hồi sau khủng hoảng thì đó có thể là một gánh nặng hơn là một lợi thế cho mục tiêu đầy tham vọng của Brazil để trở thành một cường quốc. Vì vậy, Brazil có nhiều lý do để từ bỏ Mercosur và không thương lượng với Mỹ.
Giải quyết vấn đề này phụ thuộc vào hai hình thức được nói tới ở trên của Mercosur chiếm ưu thế trong vòng đàm phán của FTAA.
Quá trình đàm phán FTAA được đánh dấu bởi rất nhiều cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Những cuộc khủng hoảng này (khủng hoảng đồng peso của Mexico năm 1994, khủng hoảng tài chính của Brazil năm 1998-99 và khủng hoảng Argentina 2001-02) đã gây trở ngại với quá trình đàm phán FTAA và là dấu hiệu của một căn bệnh được cho rằng không có thể cứu chữa: không thể cải cách kinh tế theo mô hình tự do mới dể thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội hợp lý ở Mỹ Latin. Sau mỗi cuộc khủng hoảng các nước dự định củng cố cải cách kinh tế tự do mới thay vì giảm bớt, ArgentinaVenezuela đã tăng hàng rào thương mại và những nước khác trì hoãn quá trình tư nhân hóa.
Tuy nhiên, với ngoại lệ của những nhóm kinh doan liên kết với vòng quay của vốn tài chính quốc tế, xã hội dân sự Mỹ Latin gần như chống lại FTAA. Các tổ chức xã hội và lao động quy kết sự thiếu minh bạch trong quá trình FTAA và kêu gọi công bố các văn bản dự thảo.Một số tổ chức phi chnsh phủ đã tổ chức những “hội nghị thượng đỉnh nhân dân” trong thời gian tổ chức ba hội nghị thượng đỉnh chính thức của châu Mỹ. Mặc dù quá trình đàm phán theo từng cấp độ nhưng vẫn có sự khác biệt gữa sự mở rộng hội nghị với sự yếu kém về thể chế.
Sự giảm sút kinh tế Argentina và những vấn đề khu vực khác như lạm phát đình đốn kinh tế, chính trị không ổn định ở vùng Andean, lực lượng quân sự nổi dậy ở Columbia, tội phạm ma túy ở vùng Caribbean tăng lên cũng là những điểm quan tâm chính khi Mỹ Latin tham gia vào FTAA.
Mặc dù Quốc hội Mỹ đã thông qua quyền đàm phán nhanh cho tổng thống Bush nhưng đàm phán FTAA cũng mất đi động lực về chính trị do một số nguyên nhân. Thứ nhất là những vấn đề về kinh tế và chính trị ở khu vực Mỹ Latin. Thứ hai là những quan điểm đối lập về FTAA trong xã hội. Thứ ba, bầu cử tổng thống ở Brazil, EcuadorArgentina đã đưa tới những nhà chính trị gia mang nhiều ngờ vực về quá trình đàm phán FTAA. Thứ tư, những quan điểm khác nhau giữa những nước thành viên Mercosur và Mỹ về một số vấn đề quan trọng, như việc tiếp cận thị trường Mỹ của hàng nông sản Nam Mỹ (rất quan trọng đối với Argentina) và tác động của việc chống bán phá giá của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của các nước này (rất quan trọng đối với Brazil).
Đàm phán FTAA có liên hệ mật thiết với vòng đàm phán thương mại tại Doah vào tháng 11 năm 2001.  Sau sự đổ vỡ của những cuộc đối thoại trong khuôn khổ hội nghị của Tổ chức thương mại thế giới tại Cancun tháng 9 năm 2003, Mỹ đã có khích lệ lớn đối với việc phục hồi lại đàm phán FTAA. Thành công của FTAA sẽ tạo sự khuyến khích đối với những nước ngoài khu vực tạo ra sự nhượng bộ trong vòng đàm phán Doha.
Mercosur và FTAA: 5 viễn cảnh có thể xảy ra (6)
* Viễn cảnh đa số
Trong viễn cảnh này, đàm phán FTAA có thể kết thúc, tiến xa hơn WTO và hạn chế hàng rào thương mại và đầu tư giữa ¾ những nước tham gia với một lộ trình nhanh hơn lộ trình của WTO.
Đây là viễn cảnh “Mỹ xâm chiếm Mỹ Latin”. Một số nhà phân tích tin rằng Mercosur có thể tồn tại như một khối độc lập cho tới khi vẫn tiếp tục thực hiện “chủ nghĩa khu vực mở” với những khối khu vực khác như FTAA và EU trong khi củng cố khối của mình. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào rất nhiều xem FTAA tồn tại như thế nào.
* Viễn cảnh thiểu số
Các nước tập trung chính sách kinh tế vào vòng đàm phán Doha về thương mại đa phương và tiếp tục tăng cường hoạt động hội nhập tiểu khu vực (NAFTA, Mercosur, CACM, Caricom). Nếu như Mercosur vượt qua được những vấn đề hiện nay, thì viễn cảnh này sẽ dẫn tới sự đại chúng hóa NAFTA và Mercosur, đặc biệt là khi không có tiến triển gì ở vòng đàm phán Doha. Nếu như có sự suy giảm kinh tế thế giới, cả  hai khối khu vực đều có thể trở thành những khối thương mại đóng cửa. Thậm chí, NAFTA có thể mở rộng bao gồm cả Trung Mỹ và Caribbean, trong khi Mercosur trơ thành trung tâm của một khu vực tự do thương mại Nam Mỹ SAFTA.
* Mô hình trục và nan  hoa
Đối mặt với những khó khăn trong việc hoàn tất đàm phán FTAA, Mỹ theo đuổi hàng loạt những hiệp định thương mại tự do (FTAs) với từng nước Mỹ Latin. Mỹ nỗ lực để cô lập Mercosur bằng cách tìm kiếm đàm phán FTA với những nước Mỹ Latin khác, hy vọng bằng những FTA song phương có thể đạt được những hiệp định rộng lớn với toàn Tây bán cầu.
Mỹ đã thúc đẩy đàm phán thương mại song phương với năm nước trung Mỹ nhằm gửi tới một tín hiệu tới những nước khác trong khu vực rằng nếu họ do dự trong việc đưa ra nhượng bộ để tạo lập một FTAA trên bán cầu, Mỹ sẽ đàm phán với những nước sẵn sàng cho thương mại tự do. Viễn cảnh này hoàn toàn phù hợp với sở thích mang tính lịch sử của Mỹ tron việc đàm phán thương mại song phương mà có thể sử dụng quyền lực kinh tế gây ảnh hưởng để đạt được sự nhượng bộ của những đối tác yếu hơn. Trong viễn này, Mỹ có vị trí mặc cả chủ yếu và những đối tác nhỏ bé của Mỹ không có lý do gì để chống lại.
Mô hình trục và nan hòa là như thế nào? Nó phụ thuộc vào tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng Argentina tới đàm phán FTAA. Với tầm nhìn ngắn hạn, cuộc khủng hoảng này đưa tới cboh Mỹ cơ hội giành được mối quan hệ dài lâu với Argentina bằng cách hỗ trợ bằng khoản vay trực tiếp của IMF để ngăn cho Argentina trượt dài trong lộn xồn về kinh tế, xã hội và chính trị. Tuy nhiên, Mỹ đã việc hoàn toàn ngược lại, khiến Argentina xem xét lại chính sáh lâu dài về liên kết với Mỹ. Trong năm 2002, khi đối thoại của Argentina với IMF sụp đổ, chính quyền Duhalde đã từ bỏ chính sách này, và thắt chặt quan hệ với Brazil.  Thái độ nhẫn tâm của Mỹ đối với Argentina trong lúc khốn khó đã làm sâu sắc thêm thái độ chống Mỹ và chống FTAA ở Argentina và gây ra khả năng gây ra sự phản ứng chống lại chủ nghĩa tự do mới ở Tây bán cầu. Từ viễn cảnh này, mục tiêu trục và nan hoa của Mỹ có thể đưa tới kết quả trái với mong đợi nếu như Mercosur và Cộng đồng Andean có thể kí kết một hiệp định thương mại tự do, đẫn tới một khối thương mại tự do Nam Mỹ trừ Chile.
* Viễn cảnh nửa chặng đường
Một khối Mercosur vững mạnh có thể ép buộc Mỹ có những sự nhượng bộ nhất định.Ở viễn cảnh này, FTAA có thể vượt qua WTo ở khu vực này, nhưng sẽ khó đạt được những mục tiêu tham vọng. Ví dụ như Mỹ có thể mở cửa thị trường cho thép xuất khẩu của Brazil và đổi lại sẽ Brazil sẽ mở cửa thị trường cho các ngành công nghiệp dịch vụ cạnh tranh cao của Mỹ.
Nếu như vòng đàm phán Doha không đi tới đâu, đàm phán FTAA có thể lấy lại được động lực và Mỹ sẽ có động lực để có một số nhượng bộ. Và từ đó thể đạt được hội nhập tích cực hơn ở đàm phán FTAA hơn là ở vòng đàm phán Doha. Viễn cảnh ở nửa chặng đường cho phép Mỹ đạt được một số nhượng bộ từ Mercosur trong một số lĩnh vực cạnh tranh như quyền sở hữu trí tuệ, thu mua và đầu tư chính phủ.
* Mercosur trở thành một thị trường chung
Nếu như Mercosur củng cố khối và tiến đến một thị trường chung với thể chế siêu quốc gia, nó sẽ duy trì được cho dù một FTAA yếu kém cũng tồn tại. Phục hồi kinh tế Argentina cùng với cam kết của Brazil chia sẻ gánh nặng lãnh đạo Mercosur, bao gồm chấp nhận thể chế siêu quốc gia, cho phép nhóm vượt qua được những khủng hoảng hiện nay.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva có thể chuyển lời hứa của ông đưa tới một sự thúc đấy mạnh mẽ cho việc tái xây dựng Mercosur, theo hình thức của EU hay không? Ông phải đối mặt với một số trở ngại, bao gồm sự yếu kém của Mercosur và những áp lực bên ngoài từ Mỹ và IMF. Mặc dù ông Lula đã hứa sẽ giành ưu tiên cho Mercosur trong mục tiêu toàn cầu của Brazil, ông không cam kết sẽ cam kết sẽ củng cố Mercosur nếu như sự bế tắc trong nhóm này tiếp tục và chính quyền Bush đưa ra những đề xuất hấp dẫn về thương mại.
Các đối tác của Mercosur có thể cứu tổ chức tiểu khu vực này ra khỏi tình trạng không hội nhập bằng cách củng cố nhóm. Một cam kết chính trị có hiệu lực của các quốc gia thành viên để phát triển Mercosur là chìa khóa thành công. Mercosur đang trở thành một chủ thể quốc tế với tầm quan trọng trong kinh tế quốc tế.
                                                                                                      01.2008
 (1)      Nguồn Mercosurr Portal Oficial
(2) Nguồn Mario E. Carranza, Mercosur and the end game of FTAA negotiations: chanllenges and prospects after the Argentine crisis, Third World Quarterly, Vol.25, No 2, pp319-337, 2004
(6) Nguồn: Mario E. Carranza, Mercosur and the end game of FTAA negotiations: chanllenges and prospects after the Argentine crisis, Third World Quarterly, Vol.25, No 2, pp319-337, 2004
Tài liệu tham khảo:
*     Mario E. Carranza, Mercosur and the end game of FTAA negotiations: chanllenges and prospects after the Argentine crisis, Third World Quarterly, Vol.25, No 2, pp319-337, 2004
*     Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Mỹ Latin một vùng năng động, Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Website:

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...