Skip to main content

Goodbye to love

Một lần nữa, cái cảm giác chống chếnh và cô đơn đến khó tả khi nghe lại những giai điệu da diết

I'll say goodbye to love
No one ever cared if I should live or die
Time and time again the chance for love has passed me by
And all I know of love is how to live without it

I just can't seem to find it
Mình không hề cô đơn đến như thế, vẫn có gia đình, bạn bè xung quanh nhưng cái sự cô đơn khoảng trống của cái gọi là "tình yêu" cũng làm mình trở nên cảm thấy mềm yếu đến kỳ lạ.

Là mình đã tự "say goodbye to love" chứ không phải ai khác, là khi mình cảm thấy đó không phải là "love" nữa thì say goodbye có gì là không đúng. Chắc chắn là đúng hơn việc tự lừa dối bản thân mình và lừa dối cả những người khác rằng đó là một tình yêu đẹp. Mình không hối tiếc!
Nhưng nó cũng đồng nghĩa mình lại trở lại với một thế giới của sự "cô đơn" dù rằng luôn mạnh miệng nói rằng Ai bảo có người yêu thì không cô đơn mà không có người yêu thì cô đơn. Thật ra là có đấy chứ...
Là ngay như lúc này đây, trong cái se lạnh của Hà Nội chớm đông, mình vẫn muốn có người hỏi rằng em mặc có đủ ấm không, tóm lấy tay mình nhét vào túi áo vì tay mình lúc nào cũng lạnh ngắt, áp má ấm áp vào mình và có một người để mình đan khăn và tự tay quàng cho... Thật là sến! Nhưng đó chính là cái cảm giác ấm áp nhất giữa trời giá rét.
Mình không nhớ anh, chẳng hiểu sao, ngay cả những lúc cô đơn nhất như vậy, cũng không hề nhớ, dù cho thèm phát điên cảm giác ấm áp được mang lại từ "người yêu" mình cũng không nghĩ sẽ làm những việc đấy bên anh một lần nữa. Có lẽ, tình yêu này đã bỏ đi thật rồi...
Và mình lại tự đưa mình về với cuộc sống chẳng đoán định trước đâu sẽ là bến đỗ của mình, thật hài hước, có lẽ đấy mới chính là lý do cho sự cô đơn của mình lúc này đây...
What lies in the future is a mystery to us all
No one can predict the wheel of fortune as it falls
Có lúc tưởng chừng đã tìm được người sẽ gắn bó với mình cả đời nhưng bất chợt một ngày phát hiện ra rằng họ chỉ là người đi cùng ta một quãng đường mà thôi, và mỗi người lại tiếp tục hành trình của mỗi người, tìm kiếm và lại hy vọng, không tránh khỏi những lúc cảm thấy cô đơn... như lúc này :)


Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...