Skip to main content

Một ngày tháng năm



Ngày thứ hai sống trong cảnh bị ép “đi trại cải tạo tư tưởng”, hoang mang tìm lối thoát cho mình nhưng hoàn toàn bó tay bởi cửa trước thì khóa, cửa sau bị chặn bởi hung thần, mắng té tát khi trót tới muộn chừng… hơn nửa giờ. Kể thì cái sự giáo dục và đào tạo lại không thay đổi được kẻ có tư tưởng có phần nổi loạn nhưng cũng làm cho kẻ đó trở nên hơi hâm và có phần thăng hoa hơi quá mà biểu hiện là sự nói nhiều hơn bình thường, không nhớ mình đã nói gì hay còn gọi là lảm nhảm như thế này.
Đôi lúc có những niềm hạnh phúc đầy nhỏ bé và không ngờ như việc được “thoát xác” sớm hơn dự kiến vào lúc 4h chiều. Trộm vía, không khắc nghiệt nắng cháy chân rồi lại ướt như chuột. Giải thích thắc mắc cho ai lỡ đọc những dòng này là em bị bắt đi học Cảm tình Đảng. Xin đừng hỏi gì thêm em, em chẳng biết nói gì hic.
Rùng mình khi nhìn thấy cảnh “đánh ghen” (đoán thế) trên đường. Cái sự dã man và mất nhân tính của người trong cơn tức giận không đáng sợ bằng sự thờ ơ hay ủng hộ của những kẻ được gọi là đàn ông xung quanh trận đánh nhau giữa hai người phụ nữ. Vừa xót xa lại vừa sợ.
Cũng được ưu ái kết nạp vào đội bà 8 già của công ty, đôi lúc cũng cảm thấy mệt mỏi vì 8 và cũng mệt mỏi cho những người phải sống trong tin đồn dù đã rời khỏi nơi chốn đấy. Một không khí căng thẳng và mệt mỏi, xôn xao và xì xào những chủ đề mà ai cũng biết là gì đấy khiến người ta chẳng buồn làm việc  và gây mệt mỏi cho chính mình.
Chẹc nhưng 2 tuần lang thang cũng muốn về với cái góc bề bộn giấy tờ và mấy thứ đô kẹp giấy hình hoa, cắm bút hình gấu và trăm thứ lặt vặt khác của mình quá.
Đôi lúc cứ tưởng lời khuyên của mình là có ích nhưng rồi khi nó xảy ra theo ý mình lại gây ra những hệ quả không thể ngờ tới, đó là cảm giác đầy tiếc nuối, hối hận và thất vọng. Buồn ý!
...
Đôi lúc không cần phải là tình yêu những cũng cảm thấy xót xa khi nhìn thấy một người
Chiều Hà Nội tháng năm chả mấy khi dễ chịu đến thế. Mát mẻ, chiều hoàng hôn Hồ Tây đẹp mơ màng. Hai cốc trà sữa, vẫn như thế 80/100 lần kết quả là “tôi muốn đi du lịch” cho mày và “tôi muốn có một tình yêu” cho tao. Thật vô lý! Lẽ ra chúng ta nên đổi cho nhau mới phải!!! Ngồi phệt trên vỉa hè, tự nhiên thấy cuộc sống chậm lại, mình suy nghĩ cũng chậm lại như tốc độ mặt trời khuất dần sau bờ nước xa xôi.
...

Hồi hộp và lo lắng như hẹn hò tuổi 18, ngày mai sẽ thế nào nhỉ. Hẹn hò đến mấy ca, chạy xô cứ phải gọi là chóng mặt :D
It’s gonna a huge day… tomorrow 13th Friday :P
Rất nhiều blog/note vẫn nằm ở dạng draft đâu đó và có khi chẳng bao giờ được hoàn thành. Đôi lúc những suy nghĩ không đủ để viết một cái gì đó cho nó hoàn chỉnh. Đành tự hài lòng với những gì nham nhở, lộn xộn ở trên để ngủ cho ngon vậy.
Và cảm ơn đã cho kẻ hâm hấp này có những tình yêu luôn ở bên cạnh, chia sẻ với những phút giây “lên đồng” và nhí nhố, cũng như những ủ dột lẫn dở hơi, và kiên nhẫn đọc tới những dòng này.
Ngủ ngon tình yêu ^^

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...