Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung.
Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học.
1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã
Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọng nhân phẩm và giá trị của cá nhận, số phận cá nhân chỉ có thể do đa số định đoạt. Dĩ nhiên, những lý tưởng ấy đều bị hạn chế bởi lịch sử, giai cấp, nhưng là những ngọn đuốc sáng so với những chế độ Cận Đông dương thời mang đậm dấu ấn độc đoán, uy lực, mê tín, hướng với về đời sống bên kia trần thế, coi thường cá nhân… Văn học nghệ thuật cổ Hy Lạp cho đến nay vẫn là một nguồn cảm hứng dồi dào, nhất là triết học với những tổ sư Platon và Aristote.
Chủ nghĩa nhân văn cổ đại phát triển rực rỡ nhất ở Hy Lạp vào các thể kỉ IV và V trước CN. Tiếp thu chủ nghĩa nhân văn Hy Lạp, La Mã đã có ảnh hưởng sâu đậm cho đến nay đối với phương Tây về nhiều mặt: kiến trúc, luật pháp, văn học (ảnh hưởng Hy Lạp nhiều hơn), tổ chức tôn giáo (Giáo hội Thiên chúa giáo), tư tưởng về uy lực tuyệt đối của Nhà nước, quan điểm cá nhân không có quyền gì trừ quyền do Nhà nước ban cho, khái niệm đế chế do một dân tộc ngự trị. Trong lĩnh vực triết học, người La Mã hướng về hành động hơn là tư duy, không xuất sắc bằng Hy Lạp. Vào hậu kỳ cổ đại Hy Lạp, trong quá trình đế chế La Mã hình thành, triết học Hy Lạp đã làm nẩy mầm ba trường phái sẽ chi phối triết học La Mã (chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa hưởng lạc và chủ nghĩa hoài nghi). Ba khuynh hướng này sẽ trở đi trở lại trong tư tưởng phương Tây.
2. Yếu tố Do Thái – Ki tô giáo (Judéo – Christianisme) là một đặc trưng sâu sắc của văn hóa phương Tây. Vào hậu kỳ cổ đại Hy Lạp, trên lãnh thổ Hy Lạp – La Mã, nhất là Cận Đông, quần chúng hướng về những tôn giáo tín ngưỡng dựa vào xúc cảm, tình yêu Thượng đế, nội tâm, thần bí, khác với những tôn giáo tín ngưỡng Hy Lạp – La Mã dựa vào tổ chức bên ngoài, quy tắc máy móc. Đạo Do Thái (Judaisme), một đạo nhất thần ra đời đã lâu, phát triển trong hoàn cảnh này song song với mấy tôn giáo khác của Cận Đông. Đạo Do Thái đã để lại cho phương Tây, ít nhìều qua đạo Ki tô, một số tư tưởng chính trị và luật pháp, nhân phẩm và giá trị cá nhân, những yếu tố sau này dẫn đến khái niệm hiện đại về dân chủ.
Đạo Ki tô (hay Cơ Đốc) tiếp thu một phần quan trọng giáo lý của đạo Do Thái, nhất là Cựu ước: tên Thượng đế, quá trình sáng tạo ra thế gian, lịch sử con người, mười điều giới luật, tội tổ tông, Thiên hựu và khá nhiều tư tưởng pháp luật, chính trị khác. Dĩ nhiên, đạo Ki tô, do Jesus sáng lập khoảng ba chục năm đầu Công nguyên, thay đổi nội dung những yếu tố ấy cũng như tiếp thu và cải biến những yếu tố mượn của những tôn giáo và triết học khác: khái niệm về thế giới bên kia và sự xung đột vĩnh cửu giữa thiện và ác của đạo Ba Tư Zôroastre, s ự tin vào một khả năng siêu thi thức về “Thượng đế - Người” của nhứng giáo phái ngộ đạo, nghi lễ rửa tội, và nghi lễ ngày chủ nhật cùng ngày 25 tháng Chạp của giáo phái BaTư thờ thần ánh sáng, khái niệm về một thế giới đa dân tộc và tình anh em giữa mọi người của trường phái khắc kỷ… Đạo Ki tô cũng thu nạp nhiều tư tưởng cổ Hy Lạp – La Mã của Platon, Aristote và Plotin.
Đạo Ki tô xuất phát từ hoài bão của dân Do Thái trông đợi một sứ giả của Chúa đến giải thoát ách đô hộ nước ngoài La Mã. Nó trở thành tín ngưỡng của dân nghèo và nô lệ. Nó tách dần khỏi đạo Do Thái. Do nội dung xã hội chủ nghĩa không tưởng, mới đầu nó bị đế chế La Mã đàn áp, nhưng đầu thế kỷ thứ tư thì được coi là tôn giáo chính thức của đế chế La Mã. Gắn liền được với quyền lợi của những giai cấp bóc lột, đạo Ki tô đã thống trị tư tưởng ở châu Âu suốt thời kỳ Trung cổ (thế kỉ V – XV). Trong xã hội tư bản ở châu Âu đã phát sinh ra xung đột giữa Nhà nước và Giáo hội, nhưng đạo Ki tô vẫn là một yếu tố quan trọng của kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, một nền tảng chủ yếu của văn minh và xã hội phương Tây. Đạo Ki tô khác đạo Do Thái ở chỗ nó đề cao tuyệt đối đức tin và nội tâm. Mặc cảm tội lỗi là một yếu tố tâm hồn phương Tây; nó bắt gốc rẽ từ giáo lý về sự sa ngã của Người do tội tổ tông; tuy được Chúa Jesus cứu vớt, con người xã thịt không có hạnh phúc ở trần gian được, phải biết sám hối, làm điều thiện, may ra nhờ Ân chúa, linh hồn được hạnh phúc vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Mặc cảm và băn khoăn cũng là một yếu tố phát triển cá nhân.
Bi quan và định mệnh, đạo Ki tô khẳng địnhh quyền tư hữu tài sản, bóc lột, khuyên chịu đựng, nhẫn nhục, tuy phê phán người giàu có, kêu gọi lật đổ La Mã đô hộ. Thái độ mâu thuẫn ấy khiến cho có những đánh giá ngược nhau. Bergson đề cao tinh thần “nhân đạo” của đạo Ki tô, còn Nietzche thì khinh miệt “tôn giáo” của kể nô lệ chỉ đề cao tinh thần cốt để lẩn tránh cuộc đấu tranh đối đầu.
Có hai dòng tư tưởng Ki tố giáo chủ yếu và ngược nhau: chủ nghĩa thánh Augustin và chủ nghĩa Thánh Thomas. Thánh Augustin (thế kỉ IV – V) là giám mục ở Bắc Phi. Học thuyết của ông bi quan và thần bí, gần chủ nghía Platon mới. Tư tưởng của ông đánh dấu quan điểm Ki tô: con người bẩm sinh đã tội lỗi, chỉ một số ít được Chúa lựa chọn là hưởng ân sủng được cứu vớt. Ông không khẳng định Thiện ác rạch ròi, tuyệt đối. Phương pháp tư duy nội quan, suy niệm về Thượng đế bằng nhận thức trực giác, đã ảnh hưởng đến nhiều trào lưu triết học và thần học phương Tây, như giáo phái của Jansen, Pascal, cho đến ngày nay (chủ nghĩa hiện sinh).
Chủ nghĩa thánh Augustin (nội quan và trực giác, bi quan) đối lập với chủ nghĩa Thánh Thomas (kết hợp lý tính, đức tin và lạc quan về con người). Thánh Thomas d’ Aquin, thế kỷ XIII, người Ý được coi là người đặt cơ sở thần học đạo Thiên chúa La Mã. Ông cố gắng hệ thống hóa, hòa giải, thống nhất đức tin và lý tính, dựa trên cơ sở triết học Aristote. Ông quan niệm là lý tính không tạo ra được giáo lý (thuộc lĩnh vực đức tin); nhưng theo ông quan niệm, có thể chứng minh được là lý tính không đối lập với đức tin, kiến thức và đức tin không mâu thuẫn nhau.
3. Chủ nghĩa duy lý và đầu óc khoa học
Chủ nghĩa duy lý, nguồn gốc của đầu óc khoa học, xuất hiện rõ rệt từ thế kỉ XXVI (thời kỳ Phục Hưng) và tự khẳng định vào thế kỉ XVII với triết học Descartes. Nó đề cao lý tính đối lập với đức tin và thế giới quan Thiên chúa giáo thời Trung cổ. Nhà triết học có thể hiểu biết chân lý bằng lý trí, như nhà toán học dùng lý trí giải quyết toán. Thuyết cơ giới quy các hình thức vận động phức tạp khác nhau của thế giới vào một hình thức vận động đơn giản nhất: vận động cơ học. Sự ra đời của thuyết cơ giới gắn liền với những thành tựu cơ sở học Newton. Tiêu chuẩn chân lý ở phương Tây dần dần kết kinh ở lý tính và khoa học. Những quan điểm này đánh vào tư tưởng tôn giáo, chấm dứt thời Trung cổ và mở đầu thời kỳ Cận Đại.
Giáo sư Crane Brinton đã phân tích rất xác đáng ba yếu tố khiến cho tư tưởng Tây Âu – Bắc Mỹ hiện đại (tức là tư tưởng của giao cấp tư sản) hình thành: chủ nghĩa nhân văn, cải cách tôn giáo, chủ nghĩa duy lý (gốc của đầu óc khoa học). Ba yếu tố này đều đóng góp đạptan hệ tư tưởng giáo lý Trung cổ và đến thế kỉ XVIII, có thể coi như hệ tư tưởng phương Tây đã khác hẳn thời kỳ Trung cổ mặc dù đạo Ki tô không phải vì thế mà ngững phát triển.
Chủ nghĩa nhân văn đánh vào lý tưởng tôn giáo Trung cổ “sống vì thế giới bên kia”. Nó đề cao con người phát triển toàn vẹn, hưởng hạnh phúc trần thế, cái đẹp của tinh thần và cả thân thể, phát triển nghệ thuật. Trào lưu văn nghệ Phục Hưng xuất phát từ Ý (thế kỉ XIV) rồi lan ra Tây và Trung Âu (thế kỉ XVI). Phản ánh tư tưởng giao cấp tư sản đương lên, nó chủ trương phục hưng chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, nhấn mạnh tự do tư tưởng, chống chủ nghĩa kinh viện Trung cổ.
Phong trào cải cách tôn giáo (thế kỉ XVI) cũng gián tiếp đánh vào lý tưởng tôn giáo Trung cổ phá vỡ sự thống nhất của cộng đồng Thiên chúa giáo. Vẫn trung thành với đạo Ki tô, nó phê phán nhánh Thiên chúa giáo La Mã, đòi trở lại tinh thần đạo Ki tô thực, khuyến khích tự do phê phán của từng cá nhân. Mỗi người là linh mục của bản thân mình, không phục tùng tuyệt đối hay bất cứ lời dạy nào của tăng lữ. Hàng loạt giáo phái Ki tô ra đời, tách khỏi công giáo La Mã, gọi tên chung là “Tôn giáo phản kháng” (Protestantisme), Tân giáo hoặc đại Tin lành. Nhà xã hội học Đức Max Weber đã chứng minh là giáo phái Tân giáo Calvin và Thanh giáo – ngược lại với đạo Thiên chúa – đề cao lao động và khuyến khích làm giàu bằng kinh doanh, đã tạo ra yếu tố tinh thần quyết định sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở phương Tây. Những người nhập cư đầu tiên đặt cơ sở cho Hoa Kỳ sau này đều là tín đồ Tân giáo.
Cải cách tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn cùng chủ nghĩa duy lý khoa học đã dẫn đến triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII) của nhóm Bách khoa từ điển. Triết học Ánh sáng tin vào Tiến bộ; đây là một khái niệm hoàn toàn mới vì thời Cổ đại nhìn lại thời Hoàng kim, đạo Ki tô luyến tìếc vườn Eđen, ngay cả Cổ đại Trung Quốc cũng quay lại thời Nghiêu Thuấn. Giai cấp tư sản đang lên tin là với lý tính, con người có thể xây dựng hạnh phúc ngay ở trần gian hiện tại. Nó chống lại phong kiến mà tôn giáo là chỗ dựa. Nó chuẩn bị mặt tinh thần cho Cách mạng tư sản Pháp 1789 mà những lý tưởng “Tự do, bình đẳng, bác ái” (sau bị lạm dụng rất nhiều) và những thể chế tồn tại cho đến ngày nay. Cuộc cách mạng này đưa phương Tây vào thời kỳ hiện đại.
Comments
Post a Comment