Skip to main content

Lòng người là giấy

Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc  cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi  là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho  nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?

Tôi muốn được kể một câu chuyện:

Chuyện xưa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần  ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc  vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ kia mới đến hỏi sự tình. Mới hay rằng,  người dưới mộ là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.

Ngán thay, trước khi chết có trăng trối lại rằng đến khi mộ khô thì  người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ  nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi  mộ thoắt cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn  đạo sĩ để về nhà, nơi người tình mới của mình mong đợi.

Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo sĩ chê  cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người  đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới  trăng trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ 7x7 là 49 ngày rồi hãy an táng.  Người vợ khóc vâng lời.

Một ngày kia, có một người xưng là học trò đến xin ở lại chịu tang người  đạo sĩ. Dung mạo người học trò thật khôi ngô tuấn tú. Thế rồi, chỉ 3  ngày sau, người vợ đạo sĩ đã ăn nằm với người học trò.

Thế rồi được 7 ngày sau, người học trò lăn ra ốm. Bệnh ngày một nặng.  Mới nói với người vợ đạo sĩ rằng, ta mắc phải bạo bệnh, chỉ có ăn óc  người mới khỏi được. Người vợ liền lấy vồ, bật nắp quan tài định đập vỡ  đầu xác chết để lấy óc cho nhân tình ăn.

Nào ngờ, vừa bật nắp quan tài thì vị đạo sĩ tỉnh lại. Người thiếu phụ  quay lại thì chàng trai trẻ đã biến mất tự khi nào. Mới hay, đó là do  phép thuật phân thân của người đạo sĩ cao tay. Người vợ xấu hổ quá, mới  tự tử mà chết.

Người đạo sĩ đó là Trang Chu (còn gọi là Trang Tử), cũng là một hiền  triết của Phương Đông chúng ta. Câu chuyện đó, câu chuyện “vợ thầy Trang  Chu” lưu truyền gần 2000 năm để chê cười cái gọi là “lòng dạ đàn bà”.

Ngày nay, lại có chuyện anh đảng viên nọ sau khi “hoàn thành kế hoạch”  (2 con), mới giấu vợ đi đình sản. Người vợ thì lại muốn sinh thêm con  cho vui cửa vui nhà nên “tích cực cố gắng” mà mãi không thấy “kết quả”.  Người chồng vẫn giấu vợ, thậm chí bởi vì cái khoản đình sản kia không  ảnh hưởng đến khả năng đàn ông của anh, nên anh lại còn làm ra vẻ tích  cực “phụ giúp” vợ mình...

Thế rồi, một hôm người vợ vui vẻ thông báo những “nỗ lực cố gắng” của 2  vợ chồng đã có “kết quả tốt đẹp”, cô đã có thai 3 tháng. Choáng váng,  nhưng người chồng giấu đi để đi “kiểm định lại”. Kết quả biểu đồ của anh  là 0%... Cuộc tiểu phẫu đình sản đã thành công tốt đẹp.

Ấy, cái câu chuyện thời nay cũng đang nói đến cái lòng dạ con người...

Lại có người lấy email giả, để chính mình chat và “thử lòng” người chồng  mà mình hết mực thương yêu. Để đến khi anh ta trở nên lạnh nhạt tình  cảm vì cho rằng người vợ thiếu tin tưởng tình yêu của mình. Rồi lấy bạn  gái của mình để thử chồng... và rồi rước đau khổ vào mình khi người  chồng chẳng “trước sau như một”...

Còn bao nhiêu câu chuyện trớ trêu nữa mới đủ để chúng ta hiểu rằng, lòng  người ta là giấy, chứ nào đâu phải vàng đá... Vì là giấy, nên sao ta cứ  nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng  dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm  là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của  cuộc đời?

Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy nên đẹp xấu là do ta vẽ nên, tốt  lành là do ta viết nên mà thù hận cũng là do ta đặt bút. Sao ta không  viết lời hay, vẽ lấy bức tranh yên bình để xây dựng, gìn giữ lấy cái  hạnh phúc mong manh của gia đình?

Tôi chẳng cho cách làm của thầy Trang Chu là hay, tôi chẳng cho người  đảng viên kia là không có lỗi. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc thử lòng của  các chị thời nay với email và các phương tiện khác. Thời gian thì trôi  đi, nhưng lòng người thì vẫn vậy thôi, vẫn là giấy... Mà đá cũng mòn,  vàng cũng phai, huống hồ là giấy...

Người ta, cùng là một người, sao có lúc nhân từ đáng yêu, lại có lúc cay  nghiệt thế? Ấy bởi ai cũng có 2 mặt tốt xấu trắng đen lẫn lộn.

Là những người thề non hẹn biển với nhau, cam kết gắn bó với nhau để xây  dựng tổ ấm của mình, tôi thiết nghĩ việc nên làm là ta mang cái mặt tốt  ra để đối đãi với nhau. Lấy mặt trắng mà đối đãi với nhau (phu phụ  tương kính như tân - vợ chồng kính nhau như khi còn mới). Đó mới là cái  kế vạn toàn. Chứ nếu cứ mang cái mặt trái để đối đãi với nhau, mang cái  xấu để dành cho nhau, như thế thì đồng sàng mà dị mộng, người hiền lành  mà đối xử với nhau như trộm cướp. Cái đó gần với sự tan vỡ lắm.

Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng  con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm  bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn? Chẳng  phải lòng mình cũng vậy ư? Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một  chút nghi kỵ đã là thừa.

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...