Skip to main content

Chúng ta là thế hệ lười biếng nhất?

Chúng ta là thế hệ lười biếng nhất?
Tác giả: DEAN OBEIDALLAH

Đối lập với sự dấn thân của các thế hệ trước, nhiều người thời chúng ta chỉ tham gia đấu tranh trong chủ nghĩa trì trệ: nhấn nút "Like" trên Facebook, ký một bản kiến nghị trực tuyến, hoặc đăng lại suy nghĩ của người khác trên Twitter của mình.

Con người chúng ta đang là thế hệ của show truyền hình thực tế. Thay vì hành động, chúng ta chỉ ngồi xem: xem người ta hát, nhảy cùng các ngôi sao, chọn vợ/chồng, trang trí cho ngôi nhà và khuôn mặt của họ một cách thái quá, tăng cân, giảm cân, vào trại cai nghiện, bị phóng hỏa, hoặc sống sót.

Và bản tính tò mò cố hữu đang tràn lan vào cuộc sống mỗi ngày. Nhờ có Facebook, Twitter, Google +, Youtube và hàng loạt phương tiện truyền thông xã hội khác, cả thế giới giờ đây thật sự giống như một sân khấu lớn, và mỗi người chúng ta là một diễn viên trong show truyền hình thực tế của cuộc sống, đóng cả vai "ngôi sao" hay học giả tự phong.

Quan sát các sự kiện và bình luận chúng trên phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành tín ngưỡng mới của nước Mỹ. Người ta khắc khoải chờ thông tin mới về một người nổi tiếng rơi vào thảm cảnh, một chính trị gia khác vướng vào bê bối tình dục, các phán quyết về bản án tử hình cao hơn hoặc đơn giản chỉ là một người bạn làm gì đó ngốc nghếch khiến chúng ta có thể nhanh chóng bắt đầu "vái lạy" các "ban thờ" đặt trên phương tiện truyền thông xã hội, để đưa ra quan điểm, lời đùa cợt, nhạo báng và đôi khi cũng bắt gặp những suy nghĩ sâu sắc.

Trong quá khứ, người ta thuật lại việc họ đang ở đâu khi một sự kiện lịch sử xảy ra, ví dụ như ngày tổng thống Kennedy bị ám sát, về vụ nổ tàu con thoi trong không gian hay vụ tấn công khủng bố ngày 11/9. Trong tương lai, chúng ta sẽ gợi lại lịch sử khi chúng ta tweet, đăng bài hoặc đọc về tin lịch sử đó trên các phương tiện thông tin xã hội.

Vâng, điều đó thật hài hước, nhưng có một vấn đề khiến tôi ngày càng trăn trở: Có phải chúng ta đang trở thành thế hệ lười biếng nhất?

Có phải truyền thông xã hội đang trở thành thứ thuốc phiện của quần chúng, quyến rũ chúng ta trở thành những con người trì trệ, khiến chúng ta tin một cách đơn giản rằng bởi vì chúng ta đã bình luận trên không gian mạng, nên theo cách nào đó chúng ta cũng thực sự tác động đến thế giới? Liệu thế hệ của chúng ta có để lại một di sản lâu dài hay chỉ là hàng triệu những dòng tweet đầy châm biếm?

Hãy nhìn vào những thế hệ đi trước: vào những năm 1940 và 1950, có một "Thế hệ vĩ đại", một thế hệ của những người thực hiện, không phải là những người-quan-sát. Bằng sự cống hiến, đạo đức nghề nghiệp và hi sinh cao cả của họ mà nước Mỹ đã trở thành một cường quốc kinh tế.

Theo sau họ là những người thuộc thế hệ của những năm 1960 và 1970, một thế hệ đã xuống đường để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, và sử dụng báo chí để đấu tranh cho dân quyền, khiến chính sách đối nội đối ngoại của nước Mỹ phải thay đổi.

Đối lập với sự dấn thân của họ, nhiều người thời chúng ta chỉ tham gia đấu tranh trong chủ nghĩa trì trệ: nhấn nút "Like" (thích) trên Facebook, ký một bản kiến nghị trực tuyến, hoặc đăng lại suy nghĩ của người khác trên Twitter của mình.

Đó là một khởi đầu tốt, nhưng cần nhiều hơn thế để mang đến sự thay đổi có ý nghĩa. Hãy thử nhìn xa hơn vào cuộc cách mạng dân chủ gần đây trong các nước Ả-rập. Những người đấu tranh đã tận dụng phương tiện truyền thông, nhưng họ không chỉ đăng bình luận trên Facebook của mọi người và ngồi yên đó; mà sau đó họ còn xuống đường và mạo hiểm mạng sống để đấu tranh cho sự thay đổi. Tất cả những dòng tweet trên thế giới sẽ không thể tác động đến Tổng thống Ai Cập hoặc Tunisia đang ngồi trong phòng làm việc của mình.

Điều gì khả dĩ hơn khiến thế hệ của chúng ta sẽ xuống đường để biểu tình phản đối: một vấn đề chính trị nóng hổi hay là việc Facebook sẽ áp đặt một khoản phí sử dụng?

Tôi biết rằng trong thế giới đang ngày một phức tạp và đầy thách thức hiện nay, dường như một cá nhân không thể gây tác động đến những vấn đề đang đe dọa đất nước hoặc hành tinh, nhưng bạn có thể, và nếu bạn chọn lựa, bạn sẽ làm được.

Như tổng thống Robert F. Kennedy từng nói: "Rất ít người có đủ sự vĩ đại để thay đổi lịch sử; nhưng mỗi người chúng ta có thể hành động để thay đổi những phần nhỏ của các sự kiện; và toàn bộ những hành động đó sẽ được ghi lại trong lịch sử của thế hệ".

Tôi không cổ xúy việc ngừng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, thực tế, hãy "follow" (theo dõi) tôi trên Twitter, hoặc thêm tôi vào danh sách bạn bè trên Facebook và Google+. Nhưng nếu có một vấn đề nào đó mà bạn thực sự muốn tạo nên sự khác biệt, thì cần phải làm nhiều hơn là một dòng tweet 140 ký tự  hoặc cập nhật trạng thái trên Facebook.

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...