Skip to main content

Vài suy nghĩ quanh chuyện bầu cử

Ngày 22/05/2011 là ngày hội lớn của dân tộc, ngày toàn dân đi bỏ phiếu bầu Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân ba cấp.

Từ cực bắc Tổ quốc đến mũi Cà Mau, hàng triệu cử tri đã dậy sớm đến các điểm bỏ phiếu bầu 500 đại biểu Quốc hội và hơn 300.000 đại biểu HĐND các cấp. Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, quy mô cuộc bầu cử là chưa từng có trong lịch sử. (vnexpress.net)

Một tuần trước, bà bà đã nhắc nhở: Nhớ đi bỏ phiếu sớm, cho tổ trưởng người ta còn về sớm. Được gì mà bắt người ta chầu trực chờ bỏ phiếu.

11h đêm ngày 21/05, lang thang từ Vô ưu quán về, những điểm bầu cử sáng mai đèn vẫn sáng, các bác dân phòng ngồi quanh ấm trà, không khí rất nhộn nhịp. Hình như ở đấy, hôm qua là một đêm không ngủ.

7h00 sáng, loa phường chĩa thẳng vào phòng, còn hơn nắng gắt giữa trưa. Lồm cồm bò dậy, nào thì mình cũng thực hiện nghĩa vụ công dân. Ủy ban phường nhộn nhịp, đông đúc, không màng gì đến cái oi ả ngày càng tăng lên. 

7h00 tối, thời sự đưa tin các tỉnh từ địa đầu tổ quốc tới Đông Nam Bộ xa xôi, người dân vượt qua địa hình khó khăn, thời gian đi lại, hòm phiếu di động tới.

Chợt thấy,
Niềm vui của những cụ già sáng dậy sớm, mặc comple hay áo dài, dắt tay con cháu đi bầu cử với tinh thần trách nhiệm, sự tự hào của những thanh niên đã qua tuổi 18 lần đầu tiên cầm trên tay phiếu bầu, sự hứng khởi của những cô gái, chàng trai dân tộc trong sắc thổ cẩm rực rỡ, sự tâm huyết trong phiếu bầu của những người tuổi xế chiều... tất cả đều là thật. Sự nhiệt tình chính trị trong nhân dân không phải đã biến mất.
Nhưng cũng thấy
Tuy khoảng cách giữa các cử tri không quá xa như trước đây (từng nhớ trong danh sách đại biểu là tiến sĩ đặt cạnh người tốt nghiệp cấp 3, không có ý kiến đánh giá nhưng thường được coi là để tập trung phiếu bầu?) nhưng vẫn hầu hết không biết gì về người mình bầu, trừ vài dòng tóm tắt và một cái ảnh thẻ PTS mượt mà. Đôi khi bầu xong rồi, kết quả ra sau, cũng không quan tâm nữa.

Thấy mừng
Theo tổng kết hầu hết các nơi tỉ lệ bầu cử trên 95%, trừ đầu trừ đuôi cũng được khoảng 90% cử tri, tỉ lệ mà nhiều quốc gia mong muốn. Mừng hơn, lần đầu tiên các bác quyết định kết hợp bầu cử Quốc hội và Hội đồng  nhân dân thành 1 lần. Tiết kiệm được bao nhiêu tiền của và công sức của nhân dân.
Nhưng chợt nghĩ
Các đại biểu quốc nắm trong tay quyền Lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, những người ở trong bộ máy "hành là chính" sẽ làm gì để xứng đáng với lá phiếu của người dân? Cứ cho rằng Đảng cử dân bầu, bữa Tiệc đã có sẵn Hùng Dũng Sang Trọng, có bao giờ tồn tại cái gọi là "văn hóa lãnh đạo", "văn hóa xin lỗi", "trách nhiệm cá nhân" và cả "văn hóa từ chức" nữa.

Dù sao không gì có thể thay đổi một sớm, một chiều, con đường phấn đấu được "thề" trước cờ búa liềm còn xa lắm thay ... duy chỉ có một điều thấy đúng và luôn đúng từ lần bầu cử đầu tiên được tổng kết đó là: những người dân được tự bầu cử cho người lãnh đạo đất nước thì đó là những con người của một dân tộc độc lập và tự do.

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...