Skip to main content

Ngày mai... Gió cuốn bụi đường

Đời phẳng lặng chợt nổi cơn gió lớn
Mở mắt ra bỗng thấy bơ vơ
Giữa hoang vu xa lạ bất ngờ
Đến tiếng nói hoang mang chẳng biết

Quyết định rồi một giây chẳng tiếc
Tuổi an cư bỗng chợt xa nhà
Níu giữ chân chỉ có mèo già
Biết còn chờ được vài năm nữa

Vốn rong ruổi khắp nơi như cơm bữa
Vẫn chẳng đành lòng bước quay đi
Nghẹn ngào nói ngàn từ chia ly
Cũng không bằng một giọt nước mắt

Còn trọng lực còn ở mặt đất
Đi nghìn dặm trường vẫn tới nơi
Không cách biển không cần biết bơi
Vì có tiền nên không cần xoắn

Vài năm rồi sẽ trở thành ngắn
Đến nơi đâu dừng bước là nhà
Có net rồi cũng chẳng còn xa
Vẫn úp đát từng ngày chẳng thiếu

Chẳng cần nói trong lòng vẫn hiểu
Lòng bàn tay nhỏ bé hạt tiêu
Kèo ngắn lại khoảng cách tưởng nhiều
Ba tuần sau nhất định gặp lại, tsb con điên!


Comments

  1. Xoài trở về, mặt như con dại
    Người lổ loang tâm trạng dở dang
    Nhìn thấy nhau phút chốc bàng hoàng
    Người bạn cũ, giờ thành lợn nái

    Xoài khoe dao níu thời con gái
    Kiếp phong sương đất khách quê người
    Gặp lại nhau khóc khóc cười cười
    Mặt hớn hở mà lòng nức nở

    Nghe tâm sự về đời vốn dở
    Vẫn thành tâm mong ngóng tương lai
    Chuyến này đi cảm giác rất dài
    Con lợn nái gật đầu thông cảm…

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...