Skip to main content

Posts

Showing posts from August, 2010

Xung đột tôn giáo nhìn từ góc độ quan hệ quốc tế - TS. Hoàng Khắc Nam

Lịch sử nhân loại bị vò xéo bởi xung đột và bạo lực. Khi chiến tranh Lạnh kết thúc, niềm tin về một nền hoà bình vĩnh cửu như mơ ước của Immanuel Kant đã sống lại. Thế nhưng, niềm tin này đã nhanh chóng bị lung lay. Vô số cuộc xung đột đã xảy ra, nhiều cuộc chiến tranh đã bùng nổ, máu tiếp tục chảy, bạo lực tiếp tục được sử dụng trong quan hệ quốc tế. Con người đánh nhau không chỉ vì miếng ăn, của cải và đất đai mà còn vì các giá trị tinh thần. Dường như trong xã hội loài người nói chung, trong quan hệ quốc tế nói riêng, xung đột và bạo lực là không tránh khỏi. Thầy Hoàng Khắc Nam Trong số này, xung đột tôn giáo được coi là một trong nguồn tiềm tàng của xung đột quốc tế. Xung đột tôn giáo liên quan đến các giá trị tinh thần và niềm tin tuyệt đối. Đó là những sản phẩm của nhận thức nên có thể thay đổi được. Vì thế, có người cho rằng, xung đột tôn giáo không có tính tất yếu. Họ lấy thực tế không có chiến tranh tôn giáo trong vài thế kỉ gần đây để chứng minh cho quan điểm này. Nh...

Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong những năm đầu của nền Cộng Hoà Dân chủ (1945-1946)

1. Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều thay đổi căn bản, tác động, chi phối mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế cũng như các dân tộc. Những quyết định từ hội nghị cấp cap Yalta 03.1945 đã trở thành khuôn khổ cho một trật tự thế giới mới được thiết lập trong những năm tiếp theo. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt tận gốc, phong trào cách mạng, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhiều nước giành được độc lập, chính quyền thuộc về nhân dân lao động, Đảng cộng sản phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời của chủ nghĩa Truman với quan điểm Mỹ phải đứng ra đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do, phải “giúp đỡ” các dân tộc trên thế giới chống lại sự “đe doạ” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Nga, giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự đã làm thay đổi lớn trong thái độ và chính sách ngoại giao của Mỹ với nhiều quốc gia và làm thay đổi các mối quan hệ quố...

Cuộc đời dài như vậy, sao dám khẳng định ai sẽ là người đi với mình tới cuối cuộc đời?

Quay trở lại với truyện "Anh có thích nước Mỹ không?", một câu chuyện làm cho mình có cảm giác như nó xảy ra trong đời thực, một Trần Hiếu Chính ở đâu đó vẫn đang cô đơn bên gốc cây hòe già, một Trịnh Vi đang hạnh phúc với Lâm Tĩnh trong một căn phòng nhỏ, một Nguyễn Nguyễn nằm sâu dưới lòng đất mang theo một mối tình trọn đời. Đúng, chỉ có mình Nguyễn Nguyễn giữ mãi được mối tình thời trẻ và tuổi thanh xuân của cô. Mình đã đọc quyển truyện này nhiều lần nhưng lần nào cũng chỉ đọc chưa tới đoạn Trần Hiếu Chính bỏ Trịnh Vi mà đi Mỹ rồi đọc tới cuối truyện khi Trịnh Vi nhìn thấy anh dưới bóng cây hòe già và tha thứ cho tình yêu thời trẻ của mình thưở nào... Và mỗi lần như vậy lại thầm tiếc cho tình yêu của họ, thầm trách mắng tác giả đã tạo ra một cái kết quá bi thương, thầm buồn cho cuộc đời này không để cho con người ta được sống với đúng tình yêu của mình...  Và hôm nay lại đọc lại, cố gắng đọc lại khoảng thời gian của Trịnh Vi khi không có Trần Hiếu Chính, khi anh trở ...

Cách mà nền kinh tế Mỹ đang vận hành

Trời đang mưa, và thị trấn nhỏ trông có vẻ hiu quạnh. Đó là thời khắc khó khăn, ai cũng trong cảnh nợ nần, và ai cũng sống dựa vào uy tín của mình. Đột nhiên, một vị khách du lịch giàu có tới thị trấn. Ông ta vào khách sạn duy nhất trong thị trấn, đặt một tờ 100 Euro lên mặt quầy tiếp tân, và đi lên kiểm tra để chọn lấy một phòng. Người chủ khách sạn cầm lấy tờ 100 Euro và chạy đi trả nợ cho người bán thịt. Người bán thịt cầm tờ 100 Euro và chạy đi trả nợ cho người chăn nuôi lợn. Người chăn nuôi lợn cầm tờ 100 Euro, chạy đi trả nợ cho nhà cung cấp thức ăn và xăng dầu. Nhà cung cấp thức ăn và xăng dầu cầm tờ 100 Euro và chạy đi trả nợ cho cô gái điếm của thị trấn, mà trong thời buổi khó khăn đó đã phải cung cấp “dịch vụ” dựa trên uy tín của khách hàng. Cô gái điếm chạy tới khách sạn, và trả nợ 100 Euro cho người chủ khách sạn vì những phòng mà cô ta đã thuê khi đưa khách của mình đến. Người chủ khách sạn khi đó lại đặt tờ 100 Euro lên mặt...

Thời áo trắng 20.02

Tôi cũng từng có một thời học trò đẹp như thế ... Tôi cứ chăm chú nhìn và bạn bất ngờ quay lại, chạm phải ánh mắt ngỡ ngàng của nhau. Tôi phải nén hơi thở lại, chờ bạn quay lên mới dám để cho cảm giác sượng sùng được dần dần bừng lên trên mặt. Nhưng còn cái vẻ của bạn quay đi và thản nhiên như thể cả ánh mắt đăm chiêu lẫn bộ mặt ngơ ngác của tôi chẳng đáng quan tâm gì cả... Tôi đâm bồn chồn suốt cả buổi học hôm ấy, và thậm chí, cả mấy ngày sau, hễ có lúc nào rãnh rỗi khỏi sách vở là tôi lại thấy nguyên nỗi tây tấy ấy ở trong lòng. Cái tính tự cao tự đại của một đứa con gái mới lớn đã khiến tôi tưng tức, vừa muốn nghĩ về bạn thật nhiều. Và rồi khi ánh mắt bạn như một điều mà tôi luôn chờ mong mỗi khi đạp xe đến lớp. Tôi băn khoăn, chờ đợi, hồi hộp suốt từ khi ngồi xuống bàn cho đến khi bạn chậm rãi quay lại... Và những ngày nắng như thiêu như đốt, lúc tan học, những khi chen chân trong đám đông, tôi luôn mong được nhìn thấy cái bóng quen thuộc. Nhiều lần nhấn lên pê đan ...

Bên nhau trọn đời

Giới thiệu chung: Bên nhau trọn đời là cuốn sách nằm trong trào lưu văn học mạng đang rất thịnh hành ở Trung Quốc những năm gần đây. Tác phẩm đăng liên tục trên mạng bắt đầu từ tháng 9 năm 2003 cho đến nay vẫn là tác phẩm được bạn đọc trong và ngoài mạng yêu thích bởi lối viết dung dị và chan chứa yêu thương. Tình yêu là chủ đề muôn thuở, có bao nhiêu chuyện tình trong cuộc đời thì có bấy nhiêu diễn biến thăng trầm. nhưng hạnh phúc nhất vẫn là được nắm tay nhau đến đầu bạc răng long. Điều mà Bên nhau trọn đời muốn nói. Không dùng lời hoa mỹ, không dùng những chi tiết câu khách tầm thường, mà bằng văn phong đơn giản, từng lời thoại nhẹ nhàng nhưng đi vào lòng người đọc tự bao giờ… Toàn bộ câu chuyện là một cảm giác thú vi, lâng lâng, mang đến cho người đọc những xúc cảm ngọt ngào… Lần đầu tiên cách đây vài năm đọc “Bên nhau trọn đời” quả thật không mấy ấn tượng, cũng không hiểu tại sao, có thể là truyện “người nhớn” quá chăng, cũng có khi là d...

Anh có thích nước Mỹ không?

Giới thiệu chung  Trịnh Vy, 18 tuổi, có làn da trắng, đôi má hồng bầu bình tự nhận mình là Ngọc diện Tiểu Phi Long, một cô gái vô tư, cuộc sống dường như không có gì khiến cô phải buồn. Trịnh Vy quyết định thi vào Học viện Kiến trúc của thành phố G vì một lời hẹn ước với Lâm Tịnh - chàng trai sống cùng khu nhà tập thể với cô và hơn cô 5 tuổi. Từ khi còn rất nhỏ cô đã nói trước mặt mọi người là sẽ lấy Lâm Tịnh. 17 năm cô mải miết theo anh trên mọi con đường anh đi, đến cuối cùng cô tưởng như mình đã được ở gần anh sẽ không phải xa cách. Thật không ngờ, chuyện của người lớn - chuyện mẹ cô và cha anh đã từng yêu nhau đã khiến cho hai bên gia đình tan vỡ - Lâm Tịnh đã chọn con đường ra đi, sang Mỹ bỏ cô ở lại với bao câu hỏi ngổn ngang. Cuộc sống trong trường đại học thú vị, những cô gái cùng phòng 402 kí túc xá với cô: Nguyễn Quản, Tiểu Bắc, Duy Quyên, Lục Nha, Trác Mỹ cũng có những cá tính, những chuyện riêng tư ấp ủ trong lòng. Sáu cô gái trở th...

Espresso and Cappuccino

Anh thick Espresso còn em chỉ gọi Cappuccino. - Chỉ có trẻ con mới uống Cappuccino thôi nhóc con ạ! - Espresso đắng lắm, em chả thick tẹo nào! Đắng y như anh ý! – Em nhăn mũi - Anh cười. Anh khô khan còn em mít ướt. Có lần em ôm anh khóc ướt cả vai áo, dỗ thế nào cũng không nín. Nhìn em khóc, anh như tan chảy, ôm chặt em vào lòng. Nhưng rồi anh chẳng hiểu nổi, tại sao em lại khóc, những lý do thật ngớ ngẩn và trẻ con. Anh nguyên tắc và em lúc nào cũng như chực nhảy ra khỏi những mớ luật lệ. Anh luôn tới đúng giờ còn em thay đổi nhanh đến chóng mặt. Một tiếng trước em còn gọi điện xin lỗi anh không thể đi với anh, mười lăm phút sau em đã í ới anh sang đón em ngay nhé làm anh cứ muốn rối tinh. Anh lúc nào cũng lịch sự như bước ra từ một văn phòng sang trọng; em buộc dây giày mỗi bên một màu, quần bò rách tung tóe. Anh chẳng thể hiểu nối tại sao em có thể khoác lên người những thứ mà anh chẳng cho là “quần áo”, em lại ghét cái sự già dặn nghiêm túc ở anh, lúc nào cũn...