Skip to main content

Espresso and Cappuccino

Anh thick Espresso còn em chỉ gọi Cappuccino.

- Chỉ có trẻ con mới uống Cappuccino thôi nhóc con ạ!
- Espresso đắng lắm, em chả thick tẹo nào! Đắng y như anh ý! – Em nhăn mũi - Anh cười.

Anh khô khan còn em mít ướt. Có lần em ôm anh khóc ướt cả vai áo, dỗ thế nào cũng không nín. Nhìn em khóc, anh như tan chảy, ôm chặt em vào lòng. Nhưng rồi anh chẳng hiểu nổi, tại sao em lại khóc, những lý do thật ngớ ngẩn và trẻ con.

Anh nguyên tắc và em lúc nào cũng như chực nhảy ra khỏi những mớ luật lệ. Anh luôn tới đúng giờ còn em thay đổi nhanh đến chóng mặt. Một tiếng trước em còn gọi điện xin lỗi anh không thể đi với anh, mười lăm phút sau em đã í ới anh sang đón em ngay nhé làm anh cứ muốn rối tinh.

Anh lúc nào cũng lịch sự như bước ra từ một văn phòng sang trọng; em buộc dây giày mỗi bên một màu, quần bò rách tung tóe. Anh chẳng thể hiểu nối tại sao em có thể khoác lên người những thứ mà anh chẳng cho là “quần áo”, em lại ghét cái sự già dặn nghiêm túc ở anh, lúc nào cũng như đi với papa của mình.

Em rủ anh ra ngoài. Anh chỉ muốn chui trong chăn xem trận có MU. “Lần nào anh cũng xem bóng đá. Kệ anh!” Em dập máy. “Chắc lại rủ con nhóc hâm nào rồi đi lượn đây mà. Đang mưa thế kia... Em thật là phiền phức!” – Anh tặc lưỡi rồi quên ngay em vì bàn thắng vừa ghi.

“Anh đắng ngắt như ly cafe Espresso không một chút đường!”
“Em khó hiểu như lớp bọt Cappuccino, lộn xộn và nhanh tan…”
Chẳng thể uống 2 ly cùng một lúc, cũng như anh và em chẳng thể ở cạnh nhau được.

Em bỏ đi. Từ đằng sau anh vẫn nhìn thấy vai em run lên, tay đưa lên lau nước mắt. Anh thở dài “Dù sao cũng sẽ thoải mái hơn”

Không có em, một ngày của anh vẫn chỉ có 24h. Anh đi làm, bận bịu trong công sở tới hơn 8 tiếng. Không có em, anh vấn cùng lũ bạn cụng ly trên bàn nhậu, câu chuyện đi từ sân bóng tới dầu lửa, từ chiến tranh tới xe hơi. Không có em, tin nhắn cho anh vẫn đầy ắp điện thoại nhưng chẳng ai hỏi anh đêm qua ngủ có ngon. Không có em, anh hẹn hò với những cô gái trong những bộ đầm quyến rũ, mùi nước hoa thoang thoảng, họ không uống café mà trung thành với những ly sinh tố làm đẹp da. Anh đoán chắc họ chả bao giờ khóc, vì nếu khóc mascara trên mắt sẽ làm cho họ trông chẳng khác gì một con ma.

Không có anh, em ngày ngày vẫn vác chiếc balô nặng trịch tới trường chẳng bỏ sót lấy một buổi. Không có anh, em vẫn đi sinh hoạt hết câu lạc bộ này tới nhóm tình nguyên khác, lao động, hát hò, ăn uống. Không có anh, em vẫn lao đi trên những con phố, ngõ ngách của Hà Nội dù trời có mưa người như được “tắm bùn”, tóc rối tinh lên vì gió. Những tên con trai đúng chất 8X vẫn hẹn hò em nhưng em thấy như mình làm chị một lũ em nhỏ, chả ai dám gọi em là nhóc con. Đồng hồ chỉ tới hơn 2h sáng, em vẫn miệt mài làm bài, chẳng ai nhắc em rằng giờ đã quá khuya nếu không đi ngủ sẽ chóng già lắm.

“Mày mà cũng uống Espresso cơ à?” – “Tao muốn thử hiểu xem, sao anh ý lại thick cái thứ đắng ngắt này tới thế?” Em nhớ cái cách anh ngồi trầm ngâm, chẳng nói với em một lời, hờ hững nhấp ngụm café. Mùi café thơm quá nhưng mấy thìa đường cũng chẳng thế làm giảm cái vị đắng, ko gắt nhưng sâu và lâu tan. Ly café làm em thao thức cả đêm không ngủ được, liệu có fải sau cả ngày dài bận rộn, anh vẫn cố thức chờ em loay hoay với đống bài tập để giục em đi ngủ, chờ câu chúc ngủ ngon của em là nhờ cái vị đắng này hay không?

Trời mưa bụi, có khi giờ này em đang ở đâu đó lượn lờ trên một con phố, mắt kính mờ đi vì mưa… Anh ngồi miên man trong quán cạnh một ly Cappuccino khi chợt nghĩ tới em. Anh nhớ cảm giác em ngồi sau áo mưa của anh, hơi thở phả vào lưng ấm nóng, tay anh lạnh buốt nắm lấy tay em, em khẽ thì thầm “Em thick mình cứ đi thế này mãi!”. Nhấp một ngụm café, anh nhớ lúc em cười, bọt café tan dần trên khóe môi, anh đã chẳng thể đừng mà không nếm vị ngọt ngào ấy. Bất chợt, anh thấy yêu mưa, yêu cái lớp bọt trắng ngà trắng đánh tung trên miệng cốc… yêu những điều để anh được ở bên cạnh em.


Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...