Skip to main content

Thời áo trắng 20.02



Tôi cũng từng có một thời học trò đẹp như thế
...
Tôi cứ chăm chú nhìn và bạn bất ngờ quay lại, chạm phải ánh mắt ngỡ ngàng của nhau. Tôi phải nén hơi thở lại, chờ bạn quay lên mới dám để cho cảm giác sượng sùng được dần dần bừng lên trên mặt. Nhưng còn cái vẻ của bạn quay đi và thản nhiên như thể cả ánh mắt đăm chiêu lẫn bộ mặt ngơ ngác của tôi chẳng đáng quan tâm gì cả...
Tôi đâm bồn chồn suốt cả buổi học hôm ấy, và thậm chí, cả mấy ngày sau, hễ có lúc nào rãnh rỗi khỏi sách vở là tôi lại thấy nguyên nỗi tây tấy ấy ở trong lòng. Cái tính tự cao tự đại của một đứa con gái mới lớn đã khiến tôi tưng tức, vừa muốn nghĩ về bạn thật nhiều. Và rồi khi ánh mắt bạn như một điều mà tôi luôn chờ mong mỗi khi đạp xe đến lớp. Tôi băn khoăn, chờ đợi, hồi hộp suốt từ khi ngồi xuống bàn cho đến khi bạn chậm rãi quay lại...
Và những ngày nắng như thiêu như đốt, lúc tan học, những khi chen chân trong đám đông, tôi luôn mong được nhìn thấy cái bóng quen thuộc. Nhiều lần nhấn lên pê đan vài vòng rồi tôi còn cố xoay người về phía sau giữa mênh mông người và xe, chới với một hy vọng được nhìn thấy bạn. Vậy mà mỗi khi bắt gặp bạn đang nhìn tôi, tôi lại vội vàng quay lại. Để rồi thấy mình chìm trong sức nén của một niềm vui khổng lồ. Trở về nhà tôi lại thấy mình bồn chồn, bứt rứt lắm vì chẳng có lý do gì để... cười to một tiếng trước mọi nguời cho hợp nhẽ. Nhưng mà những ngày ấy tôi vui lắm. Có một niềm vui nhè nhẹ, lâng lâng, mà dịu dàng cứ chảy khe khẽ trong từng tế bào làm cho bước chân tôi cũng líu ríu khi đến trường...

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế quân chủ

Thể chế chính trị vừa với tư cách là những định chế tạo thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động của chế độ chính trị, vừa là hình thức thể hiện của các thành tố trong hệ thống chính trị. Trong thể chế chính trị thì thể chế nhà nước là quan trọng nhất, bởi vậy, người ta thường căn cứ chủ yếu vào hình thức thể chế nhà nước để phân loại các thể chế chính trị. Tên ọi của hình thái chính thể nhà nước cũng chính là tên gọi của thể chế chính trị. Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều loại hình thể chế nhà nước, do đó cũng tồn tại nhiều loại hình thể chế chính trị, song có thể quy lại thành hai loại thể chế chính trị tiêu biểu là: quân chủ và cộng hoà (dân chủ). 1. Thể chế quân chủ Thể chế quân chủ là thể chế quy định và đảm bảo quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế) theo nguyên tắc kế thừa. Thế chế quân chủ được phân ra thành các loại: quân chủ tuyệt đối, quân chủ nhị nguyên, quân chủ đại nghị. 1.1....