Skip to main content

Đàn bà luôn luôn tự quan sát mình

8/3, lang thang và đọc được bài viết này
Phụ nữ tưởng là phức tạp nhưng lại đơn giản hơn ai hết...


Đoạn này trong cuốn “Ways of Seeing” của John Berger

Tranh Vladimir Volegov 
Theo những qui ước tuy được thấy là sai nhưng chưa bỏ đi được, sự hiện diện của một người đàn bà rất khác với sự hiện diện của một người đàn ông. Sự hiện diện của một người đàn ông tùy thuộc vào hứa hẹn thứ quyền lực mà người ấy sẽ mang. Nếu hứa hẹn này lớn lao và đáng tin, thì sự hiện diện của ông ta sẽ đáng nể. Nếu hứa hẹn ấy nhỏ hoặc khó tin, người ta sẽ thấy ông ta hiện diện một cách yếu ớt. Quyền lực được hứa hẹn có thể là đạo đức, tính khí, có thể là quyền lực kinh tế, xã hội, tình dục – nhưng dù thế nào những thứ quyền lực này đều là quyền lực ngoại giới. Sự hiện diện của một người đàn ông khiến bạn đoán được ông ta có thể làm gì cho bạn hoặc hại bạn, dù bạn có thể đoán sai, dù ông ta có thể giả vờ làm được những chuyện ông ta không thực sự làm được. Nhưng sự hiện diện của một người đàn ông luôn luôn thể hiện quyền lực mà ông ta dùng với người khác.

Ngược lại, sự hiện diện của một người đàn bà bày tỏ thái độ của người đàn bà về chính mình, nó định nghĩa người ta có thể làm gì hoặc không thể làm gì với nàng. Sự hiện diện của người đàn bà được thể hiện bằng cử chỉ, giọng nói, ý kiến, biểu lộ, quần áo, qua cách nàng chọn bày biện căn phòng của mình. Sự hiện diện của một người đàn bà ở ngay trong con người nàng, đến nỗi đàn ông thường nghĩ rằng nàng chính là những gì thoát ra từ thân thể nàng, một loại hơi nóng hay là mùi hương hay là hơi thở.

Sinh ra làm đàn bà có nghĩa là sinh ra trong một không gian giới hạn được chia cho mình, sinh ra để rơi vào sự trông coi của đàn ông. Sự hiện diện trong xã hội của người đàn bà là kết quả của sự khéo léo dàn xếp làm sao sống trong sự canh chừng đó trong một khoảng không gian giới hạn như vậy. Nhưng cái giá phải trả là tự thân người đàn bà phải chịu tách đôi. Một người đàn bà lúc nào cũng phải liên tục tự nhìn ngắm mình. Nàng hầu như lúc nào cũng bị đi kèm bởi ý tưởng của nàng về bản thân. Lúc nàng bước ngang qua căn phòng hay đang khóc vì cha nàng chết, người đàn bà vẫn khó thoát khỏi ý nghĩ về hình ảnh mình đang bước đi thế nào hay đang khóc thế nào. Từ những năm thơ ấu xa xưa nhất, nàng đã được dạy, được thuyết phục rằng nàng phải liên tục tự quan sát mình.

Và như thế, nàng nhận ra trong cùng một con người mình có một kẻ quan sát và một kẻ bị quan sát. Hai yếu tố này dù ngược nhau đã trở nên hai thành phần cố định tạo nên con người nàng.

Người đàn bà phải quan sát tất cả những thứ định nghĩa mình là ai, tất cả những thứ mình làm, bởi vì cách nàng được trông thấy bởi người khác, nhất bởi đàn ông, trở nên quan trọng gần như tuyệt đối cho cái được coi là sự thành công của đời nàng. Áp đặt lên trên cảm nhận của người đàn bà về sự hiện hữu của chính mình là cảm nhận mình được người khác nhìn nhận ra sao.

Đàn ông quan sát đàn bà trước, rồi mới quyết định thái độ của mình với nàng. Bởi vậy, cách người đàn bà được người đàn ông nhìn thấy quyết định nàng sẽ được đối xử ra sao. Để kiểm soát được phần nào việc này, người đàn bà tập lèo lái cách người ta nhìn nhận mình. Chính cái cách mà phần trong người đàn bà làm kẻ quan sát đối xử với phần làm kẻ bị quan sát biểu hiện cho người ngoài thấy cả con người nàng muốn được họ đối xử như thế nào. Và cách nàng đối xử với chính mình tạo nên sự hiện diện của nàng. Sự hiện diện của người đàn bà nào cũng điều tiết điều gì “được phép” hoặc “không được phép” xảy ra khi nàng có mặt. Mỗi hành động của nàng – dù mục đích trực tiếp hay thúc đẩy gián tiếp của nó là gì – đều được hiểu là biểu lộ cách nàng muốn được đối xử. Nếu một người đàn bà ném chiếc ly xuống đất, đó là một thí dụ cách nàng đối xử với chính tình cảm nóng giận của mình, cũng là cách nàng mong tình cảm ấy được người khác đối xử thế nào. Nếu một người đàn ông ném chiếc ly xuống đất, điều đó chỉ được hiểu là hành động biểu lộ sự giận dữ. Nếu một người đàn bà kể một chuyện tiếu lâm, đó là thí dụ cách nàng đối xử với con người hài hước trong chính mình và như vậy người ta nhận ra con người hài hước ấy muốn người khác đối xử với cô ta thế nào. Chỉ có đàn ông mới có thể kể chuyện tiếu lâm chỉ để kể chuyện tiếu lâm.

Để giản dị hóa, ta có thể nói thế này: đàn ông hành động (men act) và đàn bà tự diễn (women appear). Đàn ông nhìn đàn bà. Đàn bà tự nhìn mình được nhìn thế nào. Điều này không chỉ quyết định hầu hết các mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà mà còn quyết định mối quan hệ của đàn bà với chính mình. Kẻ quan sát trong người đàn bà có nam tính: kẻ bị quan sát có nữ tính. Như thế, người đàn bà tự biến mình thành một vật phụ thuộc- và đặc biệt một vật để người ta nhìn: một thuộc thể của thị giác.

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...