Skip to main content

Giấc mơ Putin

Chỉ đơn thuần là một cái nhìn mang tính thực tế và dưới góc nhìn nghiên cứu, không la hét, không bài xích, không đánh giá cảm quan, mọi sự kiện đều nên được nhìn dưới cái ánh sáng khoa học là vì thế...


Tin Thủ tướng Putin 'thắng cử' để chuyển sang làm Tổng thống nhiều năm nữa là niềm mơ ước của nhiều lãnh đạo trên thế giới.
Như blogger Alexei Navalny nói thì ông Putin không [cần] thắng cử mà "ông đã tự cử mình làm tổng thống".
Và vì tình bạn lâu nay, ông cũng sẽ để ông Dmitry Medvedev chọn bất cứ vị trí nào trong bộ máy của Nga tới đây, miễn là để ghế Tổng thống cho ông, theo lời của nhà báo Mark Franchetti trên tờ Sunday Times hôm nay.
Nhưng chuyện ông Medvedev sẽ giữ chức gì trong cuộc trao đổi chức vụ đơn giản như hai người bạn chọn món ăn trong menu [anh gì cũng được nhưng phải để thịt rán cho tôi], sẽ không còn mấy quan trọng.
Vì như cách nói trong tiếng Anh thì ai cũng biết ông Putin là 'The Boss'.
Chủ nghĩa Putin
Thỏa thuận đổi vai của đôi bạn Vova và Dima, được hàng triệu người Nga cần mẫn bất chấp tr̀ơi âm độ đi bỏ phiếu xác nhận, cũng đánh dấu cách thức cầm quyền kiểu Vladimir Putin mà nay có thể coi là chủ nghĩa Putin hay Putinism.
Mô hình dân chủ Nga được Điện Kremlin gọi là 'dân chủ chủ quyền' (suveryennaya demokratiya), khái niệm được nêu ra để phản bác phê phán từ Phương Tây rằng Nga dân chủ chưa đủ.
Chữ nghĩa thì là như thế, nhưng trên thực tế mọi sự từ nhiều năm qua đều xoay quanh cá nhân ông Putin nên có thể nói chủ nghĩa Putin là nét chính cho triết lý vận hành của bộ máy nhà nước.
Đây là mô thức cầm quyền thuần tuý, quyền lực trước hết tự nó, vì nó và do nó nhưng cũng cần dân để tạo phông.
Nhìn vào Nga những năm qua thì thấy chủ nghĩa Putin đơn giản hơn so với chủ nghĩa Lenin và thậm chí chẳng cần chút triết học nào.
So cá nhân hai người thì quả là khó.
"Putin thực sự không hiểu thông điệp của những người biểu tình"
Vladimir Posner
Vladimir Lenin đã băn khoăn về triết học Marxist, và khi lưu vong tại Thuỵ Sĩ đã viết sách, tranh luận với các bậc thức giả châu Âu về tư tưởng.
Ông không chỉ là một nhà cách mạng mà còn là cây bút từng gửi cho mẹ, cho vợ, cho chị những bức thư đầy tính văn chương.
Còn Vladimir Putin khi ra nước ngoài là lúc làm sĩ quan KGB ở Dresden, công việc cũng không có gì mạo hiểm và bận nhiều buổi uống bia Đức, như chính ông bỗ bã khoe ra.
Nhưng có thể vì thế mà chủ nghĩa Putin lại là giấc mơ cho nhiều vị lãnh đạo độc đoán muốn nắm quyền thật lâu mà không cần nhức đầu về triết lý quyền lực, về hiến pháp, về tam quyền phân lập hay tranh biện nơi nghị trường.

Ông Putin khóc vì xúc động đêm tuyên bố thắng cử 4/03
Tại các nước còn gọi là cộng sản thì nước Nga thời ông Putin chắc chắn có sức hấp dẫn rất lớn.
Nga đã vượt qua giai đoạn 'hậu Liên Xô' mà vẫn giữ vị thế cường quốc nhờ tầm vóc lớn, ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, và kho vũ khí nguyên tử.
Các cuộc bầu cử ở Nga dù sao cũng chính danh là toàn dân đầu phiếu, và cứ cho là có ít nhiều sai phạm thì vẫn không bị ai bác bỏ, mà có ai lên án, chê bai cũng chẳng ảnh hưởng gì.
Trong nước, ông Putin một mình một chiếu, không phải chia sẻ quyền lực với Bộ Chính trị, Ban Bí thư hay Đại hội Nhân dân Đại biểu nào cả.
Ông thậm chí không cần 'gia đình trị' hay tham nhũng vì như một câu nói được lưu truyền, ông Putin "không có tỷ nào trong túi nhưng nắm trong túi hàng chục tỷ phú".
So với thời kỳ nước Nga Xô Viết thì quyền lực thời nay ở Nga thậm chí còn hơi có tính tự nhiên chủ nghĩa.
Nước Nga yếu sau khi Liên Xô sụp đổ thì ông Putin đã tìm cách phục hồi vị thế trên trường quốc tế và ở các vùng ngoại vi của văn minh Nga, như tại Chechnya, kể cả bằng bạo lực tàn khốc.
Nước Nga có nguồn dầu khí, kim loại quý thật phong phú thì ông khai thác để xuất khẩu, đem lại nguồn lợi cho kinh tế và tăng mức sống cho tầng lớp trung lưu đô thị.
Mặt trái của chính sách đào tài nguyên đi bán này là Nga mất dần các ngành công nghệ mũi nhọn và khoa học bị tụt l̀ui, trừ ngành vũ khí.
Về nội trị thì ông Putin không chỉ mỵ dân mà còn khá dễ dãi với bộ máy quan chức ủng hộ ông.
Cải cách sẽ đụng chạm đến quyền lợi của họ nên ông để cho họ tùy tiện làm giàu bằng tham nhũng và lạm quyền.
Nước Nga sẽ đi về đâu chưa phải là điều ông lo nghĩ, vì ông là con người của hành động, của hiện thời.
Và dù nhiều bình luận từ Phương Tây coi ông Putin như một nhà độc tài nhưng thực tế tại Nga cho thấy ông chỉ đ̣ôc đoán và được sự ủng hộ của không ít người dân.
Đem thân mình ra phản đối bằng dòng chữ: 'Kẻ trộm cắp' trên lưng: có những người Nga không đồng ý với ông Putin
Chỉ có báo chí tự do, vốn chiếm một phần không lớn trong bức tranh truyền thông thì bị bộ máy của ông trấn áp, nhiều nhà báo bị giết hại mà không bao giờ tìm ra thủ phạm.
Nhưng khi hàng chục nghìn dân xuống đường biểu tình thì ông Putin cũng chỉ bực bội phản ứng theo kiểu nhạo báng họ và không đàn áp.
Quyền lực thuần tuý
Điều ông Putin và những người xung quanh ông quan tâm là quyền lực thuần tuý, và họ không căm hờn, không coi những người biểu tình là 'phản động' hay kẻ thù giai cấp.
Vì khác với các lãnh đạo Liên Xô trước đây, ông Putin là nhân vật thuộc thế hệ hậu cộng sản và không còn có tham vọng làm cách mạng chuyên chính để thay đổi dân tộc Nga và rồi biến đổi cả nhân loại.
Ở điểm này ông hợp thời hơn Gennady Zyuganov và đây là lý do phe cộng sản Nga dù luôn về nhì nhờ tâm lý hoài niệm Liên Xô nhưng sẽ không bao giờ thắng được đảng của ông Putin.
Tuy vậy, cũng có dấu hiệu ông Putin đang dần mất đi óc thực tiễn.
Một cựu quan chức cộng sản Nga nay làm nhà bình luận chính trị, ông Vladimir Posner được báo chí hôm nay Chủ Nhật 04/03 trích lời, nhận xét rằng ông Putin không hiểu vì sao có những người biểu tình chống ông.
Vì theo các quan chức Điện Kremlin, người Nga "muốn gì được nấy" dưới thời Putin nên có ai đó phản đối chỉ là do bất mãn cá nhân mà thôi.
Nhưng Điện Kremlin hình như không tin là có những người Nga trung lưu cho rằng một dân tộc có niềm tự hào cao như Nga mà phải sống trong thế kỷ 21 với thứ quyền lực trần trụi như hiện nay thì thật đáng xấu hổ.
Tất nhiên, vì là sự khác biệt về ước vọng nên hai phái này tại Nga có khi còn lâu mới hiểu được nhau.
Và trước mắt vì số đông vẫn chia sẻ giấc mơ Putin nên ông sẽ còn cầm quyền dài lâu, nghe nói tới tận năm 2024.

Nguyễn Giang
BBCVietnamese.com

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...