Skip to main content

Campuchia du hành ký Sài Gòn - Phnom Penh (phần 1)

Campuchia đối với tôi là một đất nước vừa gần vừa xa lạ, bởi đã nghe tới đất nước này khá nhiều, bạn bè đi thăm quan tới đây nhiều không kể xiết, mỗi ngày làm chương trình Campuchia, địa danh sắp thuộc như lòng bàn tay (thật ra ai mà biết đường kẻ trong lòng bàn tay mình như thế nào cơ chứ) nhưng lại chưa một lần đặt chân đến, vẫn không có sự tưởng tượng nào về đất nước với đền đài nổi tiếng này.
Lên kế hoạch nhiều lần, cuối cùng đã chốt được chuyến đi và kế hoạch đã được lên tỉ mỉ với tiêu chí hưởng thụ, trải nghiệm tuy nhiên phải ki bo tiết kiệm. Chờ mòn mỏi suốt mấy tháng kể từ ngày lên kế hoạch, đặt vé máy bay và cuối cùng thì cũng được xách ba lô lên và đi.
Chúng tôi bắt chuyến bay tối vào Sài Gòn. Với bản tính càng đi nhiều càng chủ quan, chúng tôi có mặt ở sân bay cho chuyến bay nội địa trước có 1 tiếng, hậu quả là ngồi gần cuối máy bay, và khi xe phục vụ ăn tối kéo tới nơi thì chúng tôi chỉ có lựa chọn: Ăn hay không? chứ không phải Cơm gà hay cơm heo? nữa nhé. 
Sài Gòn đón chúng tôi bằng cái nắng nóng đến ngột ngạt, và cả cái nóng của 3 cục nóng điều hoà gắn ngay ngắn trên ban công lộng gió của căn hộ penhouse nhà Trang Mýt. Đúng là kinh dị! Chân gà quái thú, bạch tuộc nướng chua ngọt và bia Saporo bên bờ kênh Nghiêu Lộc quả la hạp lý để kết thúc một ngày đầu tiên của chuyến đi và trước khi rời Việt Nam.
8h sáng ngày thứ 2, một chiếc xe 16 chỗ cũ kĩ đón chúng tôi khỏi hẻm Bùi Viện và đưa ra Phạm Ngũ Lão (???) để bắt chuyến xe đi Phnom Pênh. Thay vì đặt xe Sapaco hay Mai Linh như mọi người vẫn khen trên mạng, tôi hú hoạ đặt qua 1 công ty du lịch để được cả 3 chặng với 2 chặng nội địa ở Campuchia cho thuận tiện (giá các chặng . Lòng khấp khởi khi chiếc xe đưa chúng tôi qua biên giới là một chiếc xe 2 tầng của Sorya, khá hiện đại và đẹp (loại này không thấy chạy ở Việt Nam mấy), hướng dẫn và lái xe đều là người Cam. Trên xe còn có hướng dẫn để giúp làm thủ tục qua cửa khẩu. Khoảng gần trưa, chúng tôi đã tới Cửa khẩu Mộc Bài. Trời khá nóng, cửa khẩu khá đông và khá... lộn xộn. Trước mắt là cảnh chen chúc xin xuất cảnh mà những quầy cho cán bộ kiểm tra hành lý và kiểm dịch thì tuyệt nhiên ko thấy một bóng người. Sang tới cửa khẩu bên Campuchia thì cũng không khá khẩm hơn là mấy và chúng tôi còn bị thu 20k cho việc nhập cảnh (???) cho dù theo quy định là không mất xu nào. Thế này mà buôn lậu cái gì thì cũng không ai hay biết. Chuyến xe lại tiếp tục đưa chúng tôi đi, sóng điện thoại Việt Nam thì tắt dần. Con đường tới Phnom Penh cứ kéo dài ra vô tận, trong khi theo dự kiến khoảng 2h chiều xe sẽ tới bến tại trung tâm Phnom Penh thì khoảng thời gian đó chúng tôi mới tới phà qua sông. Ở đây mới thấy, xe ở Việt Nam chở người chở đồ bá đạo, bên này còn bá của bá đạo luôn, những chiếc xe bán tải, thùng đằng sau có chở tới suýt soát 20 người, cạnh ghế lái cũng có người ngồi, hay xe 16 chỗ, cửa sau còn được chống lên để dăm ba người ngồi ngược phía đuôi xe, nham nhở và lộn xộn theo đúng kiểu... Đông Dương. Chắc thế!
3h kém 20, chúng tôi đã tới bến xe, ngay tại chợ Trung Tâm của Campuchia. Vô tình không chọn trước, chúng tôi tới Campuchia những ngày tết năm mới của người Khmer, với hy vọng ngập tràn sẽ được thưởng thức không khí lễ hội hay được té nước ngập ngụa để có nhiều may mắn. Ngày Tết, phố phường thưa thớt vắng vẻ, cửa hàng cửa hiệu đóng cửa chẳng khác gì Việt Nam nhưng khu chợ Trung Tâm thì vẫn đông đúc và nhộp nhịp người ra kẻ vào. Vừa xuống xe lập tức có mấy bác tuk tuk lao tới để đưa về khách sạn. Theo google map thì chúng tôi chỉ các khách sạn có một đoạn thôi, nhưng vì chưa ai biết gì cộng thêm nhiều đồ đạc và khá mệt nên chúng tôi vẫn chọn 1 xe tuk tuk. Bác lái xe tuk tuk mặc cả liên hồi bởi bác bảo I know I know, it's far far... và nằng nặc đòi $3. Chân ướt chân ráo, đành tặc lưỡi lên xe, chúng tôi được bác chở đi ngót nghét 1 vòng city tour với mấy quả quay đầu xe và bác càng lúc càng hoang mang khi hỏi mãi mà ko thấy khách sạn đâu!!! Sau khoảng 20p lòng vòng cuối cùng chúng tôi đã về tới khách sạn, và nó nằm ngay cạnh chợ trung tâm chỉ ngay đầu con phố mà nếu đứng ở chợ ngửa mặt lên trời thì sẽ thấy ngay cái logo to đùng ngã ngửa của khách sạn. Đúng là tai nạn nghề nghiệp, chúng tôi cười hệnh hệch vì đã được một chuyến city tour có 3 đồng.

Theo kế hoạch, buổi chiều khi tới Phnom Penh chúng tôi sẽ thăm quan Cung Điện Hoàng Gia và Watphnom hay cái gì đó đại loại thế (chương trình do 2 dzai tự hú hí lên với nhau, mình chỉ có trách nhiệm làm theo); nhưng rửa mặt mũi chân tay xong thì đã 4h chiều mà bụng thì ngót thì tất nhiên là phải đi ăn rồi. Lại  mất thêm 3 đồng tiền tuk tuk để đưa chúng tôi tới Siêu Thị Việt Nam trong khi băn khoăn chưa biêt ăn món gì ở cái xứ này trong ngày lễ Tết. May mắn thay cuối cùng chúng tôi cũng có cho mình cơm rang và mì xào (những món ăn ám ảnh của chuyến đi) và kết thúc chúng vào lúc 5h chiều. Giờ này tất nhiên chẳng thăm thú được gì, chúng tôi thả bộ ra phía bờ sông trong không khí yên bình của thành phố này. Loanh quanh lạc vào một con đường đi bộ bên tay trái là University of Royal Fine Art, bên tay phải là Royal Palace, hàng cây dài dọc trên phố, nắng chiều tắt dần, không khí mang hơi nước từ phía sông thổi vào làm không gian thật là thơ. Vòng ra phía cổng chính của Cung điện Hoàng Gia là một quảng trường lớn, gió lồng lộng, ngươi dân đổ về đây hóng mát trên những bãi cỏ, trẻ con nô đùa chạy nhảy sinh động không khách quảng trường trước Lăng Bác. Chúng tôi dừng chân và lăn lê ra cỏ để chụp được cổng chính của Cung điện. Trời sập tối cũng là lúc ánh đèn toả ra sáng rực bao trùm lấy Cung điện, quả là khoảng khắc đáng nhớ. Men theo dọc bờ sông để về khách sạn tắm rửa trước màn ăn chơi nhảy múa, một vài quán ăn và quán bar xinh đẹp đã được lọt vào mắt xanh của cả lũ. Đặt chân được tới cửa khách sạn cũng là lúc cơn mưa chiều đổ sầm sập xuống Phnom Penh, gió thổi ào ào qua cửa sổ, thổi bay cái nóng ngột ngạt. Từ khách sạn nhìn xuống, những con đường tấp nập phía dưới bỗng chốc chẳng còn bóng người.
Khoảng 9 giờ thì trời ngớt mưa, bụng lại đói nhưng chân thì đã mỏi, chúng tôi mặc cả 2 đồng để đi tuk tuk ra quán đã chọn trước, vừa có đồ ăn, vừa là bar, vừa có bàn bi-a và có nhóm nhạc Philippin nhảy múa, quả là một nơi hay ho để hưởng thụ buổi tối khác hẳn sự tĩnh mịch bên trong thành phố. Mưa một lúc mà Phnom Penh ngập không thua gì Hà Nội, lòng vòng mấy phố chúng tôi mới ra được tới bờ sông. Các quán dọc ở đây hầu hết đều là người nước ngoài tới thăm quan du lịch, đồ ăn giá cả cũng tuỳ chỗ, khoảng $3 - $5 hoặc cao hơn chút xíu. Quán bar được lựa chọn là Angkor Bistro Riverside, đồ ăn khoảng $7/người, đồ uống tuỳ loại, bia Angkor $1 - $2, vậy là mỗi người hết khoảng $10 cho môt buổi tối vui vẻ, cũng không đến nỗi đắt đỏ nhỉ.

Comments

Popular posts from this blog

Các khu vực văn hóa phương đông từ góc nhìn khu vực học

Là một khu vực văn hoá thống nhất, rộng lớn, phân chia văn hoá phương Đông ra thành các khu vực nhỏ hơn là một việc làm không hề đơn giản. Khó có một “nhát cắt” thật rạch ròi giữa các khu vực hay các vùng văn hoá. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽvăn hoá các khu vực luôn có sựtác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Do vậy, sựphân chia văn hoá phương Đông thành các khu vực văn hoá dựa trên lãnh thổ địa lí cũng chỉ có ý nghĩa tương đối mà thôi. Với một quan niệm nhưvậy, từgóc nhìn khu vực học, chúng ta có thể tạm thời phân chia văn hoá phương Đông thành 6 khu vực dưới đây:  1.  Đông Bắc Á    2.  Đông Nam Á    3.  Nam Á   4. Trung Á  5. Bắc Á    6. Tây Á - Bắc Phi http://www.worldatlas.com/webimage/countrys/asia/asiaall.htm 1. KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á  Có người gọi khu vực này là Đông Á. Đây là khu vực của các nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Korea, trong đó văn hoá Trung Hoa là trung tâm. Văn hoá Nhật và văn hoá Korea chị...

Những đặc trưng cơ bản của thể chế chính trị thế giới đương đại - Thể chế cộng hoà

Phần 1: Thể chế quân chủ Thể chế chính trị cộng hoà Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, ,chính quyền do nhân dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà đại nghị và cộng hoà lưỡng tính. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà Xô Viết như Liên Xô trước đây. 2.1 Thể chế cộng hoà tổng thống Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, các nước Mỹ Latinh, Liên bang Nga... Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là: - Quyền lực nhà nước tập trung vào Tổng thống do dân bầu ra. - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập Chính phủ, các thành vi...

Bản sắc văn hóa phương Tây

Để tìm hiểu văn hóa Mỹ, không thể không nắm những nét chung của văn hóa phương Tây, một nền văn hóa được đánh dấu bởi lối sống, tình cảm, tư duy, các sáng tác… của người Tây Âu – Bắc Mỹ nói chung. Văn hóa phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã, yếu tố Do Thái – Ki tô giáo, chủ nghĩa duy lý và khoa học. 1. Chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp – La Mã Theo trình tự thời gian, chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp xuất hiện đàu tiên. Nhà vthơ anh Shelly đã viết: “Tất cả chúng ta đều là người Hy Lạp; luật pháp, tôn giáo, nghệ thuật của chúng ta đều bắt nguồn từ Hy Lạp”. Nhận định này có phần cường điệu, nhưng cũng phải công nhận là “Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởngn hân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây.” (F.Mc Nall và Phillip Lee Ralph – Những nền văn minh thế giới Norton and Company, New York 1968) tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hóa, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọn...